Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến gây nhiều khó khăn cho người mắc phải. Lở miệng bôi gì cho vết thương nhanh lành? Những thông tin trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều gợi ý để chữa bệnh lở miệng nhanh chóng, hiệu quả.

Lở miệng hay còn được biết với tên gọi nhiệt miệng là một trong những bệnh về răng miệng thường gặp và không quá nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị, lở miệng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị sưng hạch, nóng sốt, cản trở giao tiếp hàng ngày, bất tiện trong sinh hoạt và ăn uống. Tuy không lây lan tốc độ nhanh như mụn nước ở miệng nhưng bệnh lại khiến bạn đau rát và sẽ tự lành trong 6 đến 10 ngày. Biết được lở miệng bôi gì sẽ giúp bạn tự chữa khỏi bệnh nhanh chóng.

1. Nguyên nhân gây bệnh lở miệng là gì?

lở miệng bôi gì

Nhiệt miệng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây lở miệng chẳng hạn như:

  • Vô tình cắn phải môi.
  • Nhai thức ăn có cạnh nhọn cứng khiến mô mềm bị tổn thương gây phù nề và chảy máu niêm mạc.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng, xỉa răng bằng tăm không đúng cách nên đâm vào nướu và môi.
  • Sở thích ăn thực phẩm cay nóng, đồ uống nhiều cồn.
  • Dinh dưỡng mất cân bằng, ăn uống thiếu vitamin C, axit folic, vitamin B6.
  • Căng thẳng tinh thần, nội tiết tố bị thay đổi, trao đổi chất trao đổi kém khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khoang miệng và gây loét.

2. Bị lở miệng bôi gì cho mau lành?

Mới bị lở miệng nên làm gì? Vết thương do lở miệng thông thường và còn mới thì bạn có thể điều trị đơn giản bằng cách áp dụng những bí quyết dưới đầy:

  • Vết lở miệng đang sưng, chảy máu: Dùng đá tinh khiết hoặc bọc đá bằng gạc y tế rồi chườm quanh chỗ lở để giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
  • Lở miệng bôi gì? Mật ong và nghệ có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm sẽ giúp sát trùng vết loét.
  • Bã trà có chứa chất Tanin giúp kháng viêm, kích thích quá trình lành vết thương.
  • Ăn sữa chua để các lợi khuẩn kháng viêm, giảm sưng cho niêm mạc đang tổn thương.
  • Súc miệng mỗi ngày 3 đến 4 lần với hỗn hợp nước muối ấm pha loãng hoặc nước giấm táo theo tỉ lệ 1:1 nhằm làm sạch khoang miệng, làm lành ổ viêm.

3. Bị lở miệng bôi thuốc gì hiệu quả?

lở miệng bôi gì

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Nếu như tình trạng lở miệng diễn ra trong thời gian dài và gây viêm nặng, bạn hãy đến nha sĩ thăm khám để được chỉ định thuốc điều trị.Vậy bị lở mép miệng bôi thuốc gì lở miệng nên uống thuốc gì?

  • Bác sĩ có thể cho bạn uống thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm như oxytetracycline, ampicillin và thuốc tăng cường acid folic. 
  • Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia là ứng cử viên sáng giá trong danh sách lở miệng bôi thuốc gì. Đây là một loại thuốc steroid ở dạng thuốc mỡ với công dụng làm giảm viêm tức thời đối với các vết loét ở khoang miệng hay hầu họng.
  • Thuốc bôi lở miệng Kamistad Gel N có dạng gel là loại thuốc giúp gây tê bề mặt nhằm giảm đau lâu dài, nhanh chóng. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị đau do mụn rộp ở môi, viêm nướu răng, môi bị khô nứt nẻ do thời tiết, giảm bớt cảm giác khó chịu, mẫn cảm vì tổn thương khoang miệng do niềng răng, răng giả.
  • Thuốc bôi lở miệng Zytee RB Gel là thuốc chống viêm không steroid dạng gel được dùng để giảm sưng đau, khó chịu do nhiệt miệng, mọc răng, đau do ma sát giữa răng giả và niêm mạc miệng. Công dụng của thuốc là giảm đau tức thời, chỉ sau khi sử dụng từ 3 đến 4 phút nhưng có hiệu quả kéo dài trong nhiều giờ liền.
  • Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste có dạng gel được sử dụng để điều trị nhiệt miệng, làm lành niêm mạc miệng hoặc môi bị tổn thương, viêm loét, đau do viêm nướu răng, môi khô nẻ do thời tiết, mọc răng, mang răng giả,…
  • Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste có công dụng ngăn việc giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể. Tác dụng của thuốc là chữa bệnh ngoài da như loét niêm mạch miệng, mụn nước, giảm đau.

4. Phòng ngừa bị lở miệng bằng cách nào?

lở miệng bôi gì

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp phòng ngừa nhiệt miệng

Xem thêm:

  1. Xử lý bỏng nước sôi như thế nào cho đúng kỹ thuật?
  2. Làm sao để hết say cà phê nhanh chóng và hiệu quả nhất

Sau khi đã chữa trị và vết nhiệt miệng đã phục hồi thì bạn hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa lở miệng để diệt tận gốc và dứt điểm tình trạng này bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, trái cây để tăng cường vitamin B6 và vitamin C cho cơ thể.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc khoa học để không bị stress hay rối loạn nội tiết tố.
  • Sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông tơ.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để vệ sinh răng miệng nhằm hạn chế làm tổn thương các mô mềm.
  • Dùng các chất kháng khuẩn hoặc nước muối để súc miệng thường xuyên để tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn.

Tìm hiểu:

Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao

Lở miệng không phải là căn bệnh đáng sợ nhưng nó sẽ trở nên khó điều trị và tổn thương nặng nề hơn nếu không được quan tâm và khắc phục ngay từ sớm. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được lở miệng bôi gì và biết được những cách tự chữa tại nhà đơn giản. Bạn hãy thay đổi lối sống lành mạnh, thực hiện ăn uống đủ chất và đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh trở nặng nhé!

Nguồn: Xe đạp tập Elip

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *