Làm sao để hết say cà phê là mối quan tâm của khá nhiều người. Việc uống cà phê quá nhiều hoặc những người lần đầu uống cà phê có thể dẫn đến say cà phê. Để hết say cà phê bạn có thể tiến hành theo các cách được chuyên gia dinh dưỡng bật mí trong bài viết dưới đây.

Cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau trà. Việc uống cà phê vào mỗi sáng là thói quen của nhiều người. Với việc uống cà phê đậm đặc và uống liều lượng quá nhiều trong ngày có thể dẫn đến say cà phê. Trong một số trường hợp đặc biệt thì bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ để tránh những tình huống xấu xảy ra như cao huyết áp bất thường. Còn ở mức độ bình thường, 10 cách sau đây có thể hữu ích.

làm sao để hết say cà phê

Cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau trà

1. Làm sao để hết say cà phê?

1.1. Uống đủ nước là cách làm hết say cà phê

Giữ cho cơ thể đủ nước có thể làm giảm căng thẳng do tiêu thụ quá nhiều caffeine. Uống thêm một cốc nước cho mỗi tách cà phê. Đây là cách làm sao hết say cafe được nhiều người áp dụng.

Việc uống đủ nước giúp lượng cà phê trong máu loãng ra. Điều này giúp bạn cải thiện tình trạng say cà phê hiệu quả. Ngoài ra, việc uống đủ nước còn giúp bạn đào thải lượng lớn caffein thông qua đường tiết niệu.

Làm sao để hết say cà phê

Uống nhiều nước

1.2. Bị say cà phê thì phải làm sao – Tập thể dục

Tập thể dục giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa caffeine của cơ thể. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe tại chỗ, hoặc chọn một môn thể thao bạn thích để vận động. Trong mọi trường hợp, caffeine có thể khiến bạn khó chịu và thừa năng lượng. Và tập thể dục giúp giải phóng năng lượng này.

Với người đang có dấu hiệu say cà phê nhẹ và tự hỏi làm sao để hết say cà phê thì có thể áp dụng cách hết say cà phê bằng việc tập thể dục để cải thiện tình trạng đang gặp phải. Tuy nhiên, đối với những trường hợp say cà phê nghiêm trọng thì việc bạn cần làm là nghỉ ngơi đúng cách.

Làm sao để hết say cà phê

Đạp xe đạp tập thể dục

1.3. Thư giãn cơ thể

Uống cà phê quán nhiều dẫn đến cảm giác lo lắng và hồi hộp, nôn nao trong cơ thể. Trên thực tế, rối loạn lo âu do caffeine là một trong bốn hội chứng phổ biến nhất liên quan đến caffeine. Tiêu thụ hàng ngày lượng cà phê quá cao từ 1.000 mg trở lên mỗi ngày đã được báo cáo là gây ra lo lắng, bồn chồn và các triệu chứng tương tự ở hầu hết mọi người. Đặc biệt, ngay cả một lượng vừa phải cũng có thể dẫn đến tác dụng tương tự ở những người nhạy cảm với caffeine.

Do đó, để giảm những triệu chứng này, hãy thư giãn cơ thể bằng việc tập yoga. Những bài tập kéo giãn toàn thân kết hợp hít thở sâu có tác dụng thư giãn tâm trí để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp toàn thân hoặc sử dụng ghế massage để chăm sóc cơ thể một cách đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả.

Thư giãn cơ thể

Thư giãn cơ thể

1.4. Bị say cà phê nên làm gì – Ngủ một lát

Nghỉ ngơi cũng là một trong những cách giúp bạn cảm giác thấy thoải mái hơn khi bị say cà phê và đang tự hỏi làm sao để hết say cà phê. Nếu có thể, hãy chợp mắt 20 phút. Mặc dù nghe có vẻ trái ngược, nhưng ngủ một giấc sau khi uống caffeine có thể giúp tăng tốc độ cơ thể xử lý chất này. Miễn là bạn không ngủ lâu, bạn sẽ thức dậy tràn đầy năng lượng và thư thái hơn. Khi chợp mắt, nhớ tránh xa điện thoại và chọn nơi tối, thoáng mát. Tóm lại, với những ai đang chịu đựng cảm giác say nôn nao và tự hỏi làm sao để hết say cà phê thì nếu có điều kiện, bạn nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn một lát. 

Tìm hiểu thông tin:

Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao

1.6. Bị say cà phê phải làm sao – Hít thở đúng cách

Nếu có thời gian, bạn có thể kiên nhẫn chờ đợi làm sao để hết say cà phê. Mặc dù thời gian chính xác khác nhau ở mỗi người, nhưng thường mất từ ​​3 đến 5 giờ để cơ thể bài tiết một nửa lượng caffein sau khi uống một tách cà phê. Hãy hít thở bình tĩnh và nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn. Trong khi chờ cafein rút hết, thiền cũng là một lựa chọn tốt. Nó giúp thư giãn cơ thể và tâm trí khi cảm thấy căng thẳng.

1.7. Nhấm nháp một chút trà thảo mộc

Với những ai đang băn khoăn làm sao để hết say cà phê thì có thể thưởng thức một cốc trà thảo mộc nếu nhà bạn có sẵn. Lý do là một trà thảo mộc sẽ vô hiệu hóa ảnh hưởng của caffeine đối với cơ thể. Không có caffein, những loại đồ uống kỳ diệu này chứa một số lợi ích sức khỏe khá tốt như hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào và làm dịu những cơn cảm lạnh khó chịu.

Trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc, trà bông atiso, trà cam thảo, trà bồ công anh là một vài trong những loại trà thảo mộc tốt để thử khi say cà phê.

Uống trà thảo mộc

Uống trà thảo mộc

1.8. Nạp chất điện giải cho cơ thể

Thêm một điều cần lưu ý nữa cho những ai băn khoăn làm sao để hết say cà phê đó là nếu bạn bị bệnh về dạ dày hoặc đang bị tiêu chảy, bạn không chỉ mất nước mà còn cả chất điện giải khi uống quá nhiều cà phê.

Lý là bởi một số nghiên cứu cho thấy đồ uống có chứa caffein, đặc biệt là cà phê có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở một số người. Trong một nghiên cứu này, 5 người trưởng thành khỏe mạnh tham gia uống nước có chứa caffein, họ đã trải qua cảm giác trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn.

Do đó, lúc này, bạn nên bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Nước dừa là một lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể uống sữa, sữa chua. Hoặc ép (xay) sinh tố dâu tây, dưa hấu, quả cam, chuối, cà chua để thưởng thức.

Ngoài tiêu thụ bằng đường uống, bạn cũng có thể tìm kiếm chất điện giải trong các loại rau củ quả như rau bina, rau cải xoăn, quả bơ, bông cải xanh, đậu cô ve. Những củ khoai tây hay đậu phộng cũng là nguồn cung cấp chất điện giải rất tốt. Bên cạnh đó, một số thực phẩm mặn cũng có chất điện giải cao bao gồm một số loại cá, chẳng hạn như cá bơn, thịt gà, thịt bê.

1.9. Ăn thực phẩm họ cải

Phải làm sao để hết say cà phê? Ăn các loại rau họ cải có thể giúp cơ thể bài tiết caffeine nhanh chóng hơn. Bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels đều là những lựa chọn tốt vì chúng có thể tăng cường sự trao đổi chất và giúp cơ thể loại bỏ caffeine. Điều này có nghĩa là caffeine có thể được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

1.10. Ngừng uống cà phê

Trong trường hợp say cà phê, bạn không thể lấy độc trị độc. Do đó, hãy ngừng ngay việc tiêu thụ thêm cà phê hoặc bất kỳ đồ uống có chứa caffeine nào vào cơ thể.

Việc uống cà phê bị say bạn có thể cải thiện bằng cách hít thở đúng cách

Ngừng uống cà phê khi bị say

2. Cách uống cà phê mà không bị say

Để lần tới, bạn không còn phải băn khoăn làm sao để hết say cà phê thì tốt nhất, bạn hãy phòng ngừa nguy cơ say cà phê. Trong cà phê có chứa caffeine, đây là một loại chất kích thích và có tác động đến hệ thần kinh trung ương. Khi caffeine đến não của bạn, tác động đáng chú ý nhất là sự tỉnh táo. Vì vậy đây là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc để điều trị hoặc kiểm soát chứng buồn ngủ, đau đầu và đau nửa đầu. Bởi vậy nhiều người chọn uống cafe để giúp tỉnh táo, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên việc lạm dụng thức uống này có thể khiến bạn bị say cà phê. Để uống cà phê mà không bị say bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

2.1. Uống liều lượng vừa phải

Đầu tiên, để tránh việc phải tìm hiểu làm sao để hết say cà phê thì bạn nên giới hạn lượng cà phê nạp vào cơ thể.

  • Tránh dùng quá 2 ly cà phê mỗi ngày.
  • Nên kết hợp cà phê với sữa tươi để tránh tình trạng say cà phê. Tránh uống cà phê đặc.
  • Tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ khoảng 250 mg caffeine trong tất cả các thức uống mỗi ngày, trừ khi bạn đã quen với việc tiêu thụ caffeine nhiều hơn. Nếu không, có nhiều trường hợp có thể bị tiêu cơ vân. Tiêu cơ vân là tình trạng sợi cơ bị tổn thương đi vào máu, dẫn đến suy thận và các vấn đề nghiêm trọng khác của sức khỏe.

2.2. Chọn thời điểm uống cà phê phù hợp

  • Không uống cà phê khi đang đói bụng.
  • Không uống cà phê vào buổi tối thời điểm trước khi đi ngủ.
Không uống cà phê vào buổi tối thời điểm trước khi đi ngủ

Không uống cà phê vào buổi tối thời điểm trước khi đi ngủ

2.3. Một số đối tượng không nên uống cà phê

Tiếp đến, một số nhóm đối tượng cũng có nguy cơ say cà phê cao hơn những người bình thường dù liều lượng tương đương. Và nhóm đối tượng thường quan tâm làm sao để hết say cà phê chính là:

  • Người mắc bệnh huyết áp cao không nên uống cà phê. Lý do là bởi uống cà phê đã được chứng minh là làm tăng huyết áp trong một số nghiên cứu khoa học bởi tác dụng kích thích hệ thần kinh mà cà phê mang lại.
  • Hạn chế uống cà phê đối với phụ nữ có thai. 
  • Những người ít uống cà phê thì nên uống cà phê pha loãng, pha sữa, tránh uống cà phê đậm đặc. Vì những người không quen với caffeine có thể gặp các triệu chứng say cà phê nặng hơn người khác dù tiêu thụ liều lượng vừa phải như chúng tôi đã đề cập ở trên.
  • Những người gặp vấn đề về tiêu hóa. Như đã đề cập ở trên, vì cà phê có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa, bạn nên cắt giảm lượng cà phê mình uống hoặc chuyển sang uống trà nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.
Trong cà phê có chứa caffeine. Nó hoạt động như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương.

Trong cà phê có chứa caffeine gây chất kích thích hệ thần kinh trung ương

Tìm hiểu:

  1. Cách bỏ thói quen cắn móng tay ở người lớn & trẻ em hiệu quả
  2. Xử lý bỏng nước sôi như thế nào cho đúng kỹ thuật?

Trên đây là giải đáp thắc mắc làm sao để hết say cà phê. Bạn có thể áp dụng những cách này để cải thiện tình trạng say cà phê hiệu quả. Để tránh tình trạng say cà phê bạn cũng nên ăn trước khi uống cà phê, và không uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày.

Nguồn: Xe đạp tập elip

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *