Bệnh Eczema là gì? Người mắc bệnh Eczema có nguy hiểm đến sức khỏe không? Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Để có được đáp án chính xác trả lời các thắc mắc đó, bạn có thể tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây.

Eczema là một căn bệnh về da liễu khá phổ biến. Người mắc bệnh này thường rất khó chịu ngứa ngáy. Việc ngứa và nổi những vết mụn ngứa gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Để hiểu hơn eczema là gì, bệnh chàm nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây.

1. Khái niệm Eczema là bệnh gì?

Eczema hây còn gọi là bệnh chàm tiếp xúc, bệnh tổ đỉa. Đây là một dạng viêm da do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra. Bệnh có ba giai đoạn: Cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính có xu hướng xuất tiết, giai đoạn mãn tính có xu hướng thâm nhiễm và lan rộng. Một số bệnh nhân biểu hiện trực tiếp với bệnh chàm mãn tính. Các tổn thương da được đặc trưng bởi sự đa dạng, đối xứng, ngứa và các cơn tái phát.

eczema là gì

Eczema hay còn gọi là bệnh chàm

Theo mức độ tổn thương trên da, người ta chia bệnh chàm da thành hai loại: Chàm khu trú và chàm toàn thân.

  • Chàm cơ địa chỉ xuất hiện ở một vị trí cụ thể, tức là có thể đặt tên cho vị trí đó, chẳng hạn như chàm ở tay, chàm âm hộ, chàm bìu, chàm tai, chàm vú, chàm quanh hậu môn, chàm bắp chân,…
  • Các tổn thương chàm toàn thân có tính chất tổng quát hơn hoặc phân bổ nhiều vị trí trên cơ thể. Chẳng hạn như chàm thể tạng, chàm tự nhạy cảm và chàm không mỡ.

2. Nguyên nhân gây bệnh Eczema là gì?

Bệnh Eczema có căn nguyên phức tạp và thường là kết quả của sự tương tác của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh chàm ngoài da sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh của bác sĩ. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm là gì?

  • Di truyền: Chàm là bệnh có khả năng di truyền cao. Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì bạn nên đi khám sớm để phát hiện mầm mống gây bệnh.
  • Căng thẳng quá mức
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho da không kịp thích ứng, tạo môi trường thuận lợi làm hình thành bệnh chàm, gây nhiều tổn thương trên da.
  • Dị ứng với các tác nhân như xăng dầu, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo…
  • Bệnh ngoài da như ghẻ, nấm…
  • Bệnh nhân HIV có hệ miễn dịch suy yếu
  • Thói quen vệ sinh kém, không vệ sinh thân thể đúng cách trong thời gian dài gây tích tụ vi khuẩn dẫn đến bệnh chàm.
  • Lạm dụng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc bôi ngoài da.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bênh Eczema

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh Eczema

3. Các triệu chứng của bệnh chàm Eczema

Bệnh Eczema là bệnh gì và các triệu chứng có gì khác so với những bệnh ngoài da? Bạn hãy nhận biết những dấu hiệu sau:

  • Tấy đỏ: Vùng da bị chàm xuất hiện những mảng da màu đỏ, vảy nến màu hồng, có thể nhận thấy sự khác biệt dễ dàng khi so sánh với vùng da bên cạnh. Bệnh nhân dôi khi cảm thấy bị nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu, cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng.
  • Xuất hiện vết mụn nước li ti với kích thước và độ dày khác nhau. Khi mụn nước vỡ, dịch sẽ chảy ra bên ngoài. Trong nhiều trường hợp mụn nước sẽ không vỡ và khô lại, bong vảy sau một thời gian.
  • Da bị bong tróc thành từng mảng, nứt nẻ, bề mặt da bóng loáng, màu nâu nhạt, để lại sẹo mất thẩm mỹ.
  • Các mảng da hằn cổ trâu do thói quen gãi nhiều, vùng da mắc bệnh sẽ ngày một dày lên, màu đậm hơn so với vùng da bình thường.
Ngứa dữ dỗi là biểu hiện của bệnh Eczema mãn tính

Ngứa dữ dội là biểu hiện của bệnh Eczema mãn tính

4. Bệnh Eczema có nguy hiểm không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, hầu hết các thể bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Khi bị nổi mụn, ngứa ngáy, bệnh nhân sẽ khó chịu và mất tập trung. Ngoài ra, những thay đổi về sắc tố da, màu sắc và bề mặt da bong tróc, sần sùi cũng gây cản trở giao tiếp, công việc, khiến người bệnh tự ti.

Trong trường hợp mắc bệnh nặng, lớp biểu bì dưới da cũng bị ảnh hưởng mạnh. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da dẫn đến nôn ói, sốt cao liên miên…

Nếu nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm ở vùng mụn, vết thương còn gây chảy mủ. Đây là điều kiện khiến cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong, gây tình trạng khó thở, suy hô hấp.

Bệnh chàm tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến xuất hiện nhiều vết hằn cổ trâu trên da, sức khỏe da suy yếu, sẹo dày và khó lành. Nếu bệnh chuyển thành mãn tính thì sẽ gây ảnh hưởng đến máu. Khi người bệnh uống rượu bia, ăn hải sản thì da sẽ tự mẩn ngứa.

Tin nổi bật:

Bạn đã biết đau ruột thừa bên nào? Trái hay Phải?

5. Bệnh chàm có lây không?

Do eczema là căn bệnh ngoài da nên nhiều người rất lo lắng không biết bệnh có lây nhiễm hay không. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế, bệnh chàm không có khả năng lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường. Nó ít lan truyền từ vùng da này sang vùng da khác. Chính vì thế, người bệnh không cần quá tự ti hay ngại tiếp xúc với người khác.

Để bảo vệ cho vùng da bị Eczema, người bệnh cần có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài để hạn chế tình trạng bội nhiễm, đặc biệt là sau khi bôi thuốc. Bạn hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng. Một trong các nguyên nhân gây bệnh chàm chính là do hệ miễn dịch suy yếu. Tuy không có cách chữa dứt điểm bệnh chàm nhưng bạn có thể quản lý tình trạng bệnh thông qua việc chăm sóc da thường xuyên mỗi ngày.

Tìm hiểu:

  1. Nguyên nhân tràn khí màng phổi và cách chăm sóc người bệnh
  2. Viêm bao gân ngón tay có thể chữa trị dứt điểm không?

6. Cách điều trị bệnh chàm Eczema là gì?

Bệnh chàm ở thể mãn tính rất khó chữa trị. Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhất để chữa triệt để căn bệnh này. Các biện pháp hiện nay chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, giảm thiểu các tổn thương trên da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

Các bác sĩ thường sử dụng kem bôi tại chỗ dùng ngoài da để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc kháng sinh khác cũng được chỉ định cho bệnh nhân uống trực tiếp nếu vùng da tổn thương do chàm có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được uống tối đa từ 7 đến 10 ngày và không được lạm dụng.

Bôi kem dưỡng da calamine làm se và bảo vệ da

Bôi kem dưỡng da calamine làm se và bảo vệ da

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống một số thuốc bổ sung khoáng chất vitamin. Chúng có thể là omega 3, kẽm, vitamin C, vitamin E nhằm cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

7. Phòng ngừa bệnh Eczema

  • Tránh các yếu tố có thể có thể gây dị ứng.
  • Tránh tất cả các loại kích thích bên ngoài, chẳng hạn như bỏng nước nóng, gãi quá nhiều, giặt giũ và tiếp xúc với các chất nhạy cảm tiềm ẩn như các chế phẩm từ lông thú.
  • Ít tiếp xúc với các sản phẩm hóa học, chẳng hạn như xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa,…
  • Bệnh chàm nên kiêng ăn gì? Bạn cần tránh thức ăn có thể gây dị ứng và kích thích, chẳng hạn như ớt, trà mạnh, cà phê và rượu.
  • Bệnh eczema nên ăn gì? Người mắc bệnh Eczema nên ăn thực phẩm giàu flavonoid giúp chống viêm như bông cải, cam, bưởi,..
  • Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, không dùng thuốc bừa bãi.

Trên đây là giải đáp thắc mắc Eczema là gì và cách điều trị bệnh Eczema. Có thể thấy bệnh Eczema không ảnh hưởng đên tính mạng. Tuy nhiên nó ngây ngứa ngáy cho người bệnh. Do vậy, bạn cần tránh những tác nhân có thể gây bệnh như thức ăn gây dị ứng, bột giặt, chất tầy rửa,…

Nguồn: Xe đạp tập Elip

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *