Đạp xe bị tê tay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Đạp xe bị tê tay

Đạp xe bị tê tay là tình trạng không quá xa lạ đối với những người tập luyện bộ môn này. Bạn hãy tham khảo nguyên nhân và giải pháp khắc phục được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau để biết cách xử lý thích hợp.

Những chuyến đạp xe đường dài thường sẽ khiến bạn bị tê tay và yếu đuối. Theo thời gian, tình trạng này sẽ ngày một rõ rệt đòi hỏi bạn phải thường xuyên nghỉ ngơi và đổi vị trí trong chuyến đi. Hiểu rõ nguyên nhân vì sao đạp xe bị tê tay sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả và phòng tránh tốt nhất.

Contents

1. Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng đạp xe bị tê tay?

Đạp xe bị tê tay

Đạp xe quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng tê tay

Chạy xe đạp bị tê tay có thể xảy ra do áp lực lên tay quá mức hoặc hệ thống dây thần kinh ở tay bị căng thẳng. Trong quá trình đạp xe, bàn tay của bạn sẽ cong lên khi đặt lên tay lái đồng thời bóp phanh trong thời gian dài. Điều này khiến cho các dây thần kinh trên bàn tay bị áp lực dẫn đến các cơn ngứa và tê, chủ yếu tập trung tại ngón tay cái, trỏ, giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Việc bạn nắm chặt bàn tay trên tay lái xe đạp sẽ gây áp lực trực tiếp lên dây thần kinh ở cổ tay và bàn tay gây nên triệu chứng tê ngứa. Nếu bạn không giải quyết ngay mà để tình trạng này kéo dài thì nó sẽ ngày một trở nên xấu đi. Lâu dần, cơ trong tay sẽ yếu. 

Tình trạng đau xuất hiện cả khi đạp xe đạp tập thể dục trong nhà.

2. Biện pháp khắc phục tình trạng tê tay khi chạy xe

Đạp xe bị tê tay

Bạn hãy đến bác sĩ nếu bị tê tay khi đạp xe kéo dài

Nếu như bạn thường xuyên đạp xe bị tê tay thì hãy điều trị kịp thời với những phương pháp sau:

  • Đối với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn hãy ngâm tay vào nước ấm để thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp.
  • Nếu bị tê tay suốt một tuần lễ nhưng không khỏi thì bạn có thể uống thuốc Mecobalamin. Đây là một loại chế phẩm bổ sung vitamin B12 được bán phổ biến ở các hiệu thuốc dùng để điều trị các bệnh lý về thần kinh ngoại biên.
  • Nếu uống thuốc suốt 1 tháng không hết tê tay thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp tệ nhất, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cần phải dừng việc đạp xe trong một khoảng thời gian bởi hoạt động này sẽ gây áp lực lên cổ tay, cản trở việc điều trị.
  • Trong một số trường hợp khi triệu chứng tê tay trở nên dai dẳng, bạn sẽ cần tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để chấm dứt tình trạng này. Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh, yếu tố khởi phát bệnh. Phương pháp điều trị là tập các bài tập chuyên biệt và một số trường hợp còn phải nhờ đến băng và nẹp để làm giảm áp lực lên phần cổ tay.
  • Các liệu pháp thủ công như massage nhẹ nhàng với dụng cụ chuyên dụng.
  • Nếu tê tay đi kèm với các sưng đau, bác sĩ trị liệu có thể sẽ xem xét cho bạn thực hiện những hình thức xét nghiệm như chườm nhiệt, siêu âm để chẩn đoán chính xác căn bệnh và điều trị bằng phương pháp laser cấp thấp.

> Nổi bật:

Đạp xe có ảnh hưởng đến cậu nhỏ không?

3. Giải pháp phòng tránh triệu chứng bị tê tay khi chạy xe

Đạp xe bị tê tay

Dùng găng tay khi đạp xe sẽ giúp phòng tránh tê tay

> Xem thêm:

  1. Đạp xe phát triển nhóm cơ nào nhất?
  2. Đạp xe bị đau đầu gối: Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Chọn xe đạp thích hợp để sử dụng: Bạn hãy chọn những dòng xe có thể thay đổi được các bộ phận, chẳng hạn như có thể di chuyển hoặc nâng, hạ yên xe. Việc này sẽ giúp trọng lượng của bạn được phân phối đều lại, không gây áp lực lên tay.
  • Dùng găng tay có gắn đệm để hạn chế các tác động run hoặc xung chấn khi xe di chuyển, tránh được những căng thẳng lên dây thần kinh của tay.
  • Chú ý điều chỉnh độ cao của yên xe đạp: Nếu như yên xe quá cao thì trọng lượng của nửa phần thân trên sẽ ép vào cổ tay, qua một thời gian dài thì dây thần kinh ở cổ tay của bạn sẽ bị tổn thương.
  • Lựa chọn loại tay nắm dày và mềm, cầm không có cảm giác quá cứng. Khi đạp xe đường dài, bạn cũng có thể dùng băng dày quấn vào tay nắm xe để định hình và cố định bàn tay bạn đặt đúng cách, giải phóng những điểm bị áp lực trên bàn tay, giảm rung động hoặc căng thẳng đè ép lên dây thần kinh.
  • Điều chỉnh hệ thống phuộc của xe đạp tập, áp suất của lốp xe cần ở mức độ vừa phải, không nên quá căng nếu bạn đạp trên địa hình đường gập ghềnh.
  • Thay đổi vị trí của bàn tay trong suốt quá trình đạp xe để tránh làm áp lực dồn lên cổ tay thời gian dài. 
  • Thư giãn cho khuỷu tay được thoải mái, không nên quá gồng khi đạp xe.
  • Thực hiện tập các bài thể dục nhẹ nhàng cho cổ tay để ngăn ngừa chứng tê tay. Bạn có thể tập kéo cơ đơn giản ở bàn tay, cổ tay và cẳng tay để giảm áp lực đè nặng lên tay.

Nhìn chung, đạp xe bị tê tay là triệu chứng làm cản trở quá trình luyện tập đạp xe, mang đến cho bạn nhiều sự khó chịu. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm đối phó với tình trạng này. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt để vận động đạp xe thoải mái hơn.

Nguồn: https://elipsport.vn/

Related Posts