Yoga cổ điển là gì? Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp?

yoga cổ điển có bao nhiêu cấp

Yoga là bộ môn thể thao không còn xa lạ với người Việt, hiện nay bạn có thể dễ dàng đăng ký các khóa học yoga hoặc tự tập luyện tại nhà. Vậy bạn đã biết yoga cổ điển có bao nhiêu cấp chưa?

Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ với lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm trước nhằm phát triển  toàn diện với tinh thần, tâm trí và cơ trẻ đến mức hoàn hảo. Sau thời gian dài, yoga không ngừng được phát triển và hoàn thiện hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề yoga cổ điển có bao nhiêu cấp?

yoga cổ điển có bao nhiêu cấp

Tìm hiểu các cấp của yoga cổ điển

Contents

1. Yoga cổ điển là gì?

Trước khi tìm hiểu Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp ta cần hiểu Yoga cổ điển là gì? Yoga cổ điển chính là trường phái triết học được triết gia Ba-đan-xà-lê người Ấn sáng lập. Ông là tác giả của bộ kinh Du Già (yogasūtra) khai sáng. Theo như trường phái Yoga cổ điển thì có tồn tại Phú Lâu Sa. Loại hình này được xem là sự phản chiếu trong tâm thức của con người, đó là bản ngã, việc linh hồn đang bị cuốn vào vòng xoay sinh tử mãi mà không thể thoát ra.Thế nhưng nếu tâm chúng ta đạt được trạng thái an tĩnh, vạn vật ngừng phản chiếu, lúc này tâm thức sẽ có thể cản nhận được bản tính uyên nguyên của nó, nhờ vậy mà với đến sự giải thoát.

Yoga có thể được xem là con đường đến với sự giải thoát, đây là điều mà yoga cổ điển hướng tới. Theo trong kinh yoga, nó được định nghĩa như sau: Yoga là sự chế ngự những hoạt động trong tâm thức. Tâm thức gồm 5 hoạt động chính: 

  • Chân lượng: Nghĩa là nhận thức, ước lượng chân chính.
  • Đảo kiến: Kiến giải và nhận thức điên đảo
  • Vọng tưởng: Sự tưởng tượng.
  • Miên: Giấc ngủ
  • Niệm: Trí nhớ.

Tùy vào những dạng mà 5 cách thức hoạt động sẽ tác động đến vật thể một cách tích cực và tiêu cực nhất định. Trong đó, trường hợp nó tác động một cách tiêu cực lên bản thể của chúng ta thì sẽ vô tình làm gia tăng thêm nghiệp chướng, dẫn tới tâm thức bị trói buộc mà không thể nào thoát ra. Những tâm thức gây phiền não có thể kể đến bao gồm: Vô minh, vị kỷ (chỉ biết đến mình), tham ái, sân (sân hận, sân si), hữu ái (khát vọng tồn tại). Vậy yoga cổ điển có bao nhiêu cấp?

yoga cổ điển có bao nhiêu cấp

Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp

2. Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp?

Yoga cổ điển giúp con người có thể đạt đến sự làm chủ tâm thức mà hướng đến sự giác ngộ, tạo nên sự cân bằng tuyệt đối cho cơ thể, tăng tuổi thọ, phòng ngừa nhiều bệnh tật và giữ gìn mãi nét thanh xuân. Những cấp độ của yoga cổ điển bao gồm:

  • Chế giới (Yama) hoặc Giới: Cấp độ đầu tiên và căn bản mà một người tập yoga cần phải biết. Yama được hiểu là sự tự kiểm soát hành động của chính bản thân mình như không sát sinh, phạm hạnh (tuyệt dục), không trộm cắp, chân thật và không giữ vật sở hữu.
  • Nội chế (Niyama): Cấp độ tìm kiếm sự thanh tịnh trong ba cửa ải: Ý, khẩu, thân. Trong đó, tâm thức cần đạt hoan hỉ, sự tu học thánh điển, sự khổ hạnh cùng với đấy là khả năng dẫn tối sự giải thoát và trì chú âm tiết OṂ (ॐ).
  • Toạ pháp (Asana): Cấp độ thứ 3. Yêu cầu người học cần phải học được sự cân bằng, phép ngồi một cách dễ chịu và vững chắc nhất. Thông qua việc luyện tập bằng những tư thế ngồi vững và dễ chịu, tâm sẽ được thư giãn tuyệt đối, không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài tác động.
  • Điều tức (Pramayana): Cấp độ thứ 4. Khi tập yoga đến cấp độ này, người tập cần tập luyện cách thở để điều khiển tâm thức và điều tiết hơi thở ra vào. Việc làm chủ và điều khiển hơi thở sẽ giúp cho cho tâm thức được thuần phục một cách dễ dàng.
  • Chế cảm (Pratyahara): Cấp độ quan sát những cảm xúc và giác quan. Ở đây người tập yoga cần phải thoát ra khỏi các đối tượng của chúng. Sự kiểm soát này chỉ có thể được thực hiện khi tâm thức đã được điều phục.
  • Chấp trì (Dharana): Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp? Ở cấp chấp trì sự tập trung tâm thức tại một điểm nhất định nào đó để điều chế tâm thức của bản thân. Khi ta có thể tập trung nhất quán tại một điểm nào đó, tâm thức ắt sẽ được định theo. Thường thì những điểm tập trung sẽ ở những luân xa như mũi, tim, đầu lưỡi…
  • Tĩnh lự (Dhyana): Đây chính là thiền. Khi người tập đạt được cấp độ này là đã tới cảnh giới tách biệt hoàn toàn với những gì đang xảy ra, luôn đứng trong vị trí của người quan sát, an tĩnh tuyệt đối, tâm bình lặng,.
  • Định (Samadhi): Cấp độ cao nhất của quá trình thiền định. Dựa vào sự trình hiện chân thật của bản thể mà hành giả đang quán chiếu. Từ đó mà con người có thể đạt được sự định tâm, thoát khỏi vòng luân hồi để hướng tới sự an lạc tuyệt đối.

yoga cổ điển có bao nhiêu cấp

Yoga cổ điển có 8 cấp độ

Liên quan:

  1. Top 4 các tư thế yoga đẹp mắt, ấn tượng nhất bạn nên biết
  2. Hướng dẫn bài tập yoga với vòng đơn giản, thú vị

Bài viết trên đã cung cấp câu trả lời Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp. Đáp án chính là 8 cấp đã được kể trên, hãy luyện tập thường xuyên để có thể dẻo dai, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn nhé. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về yoga hoặc các môn thể thao khác hãy truy cập website xedaptapelip.com và đón xem những bài viết của chúng tôi.