Viêm bao gân ngón tay có thể chữa trị dứt điểm không?

viêm bao gân ngón tay

Viêm bao gân ngón tay là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Sưng và đau tay không chỉ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày phải dùng tay. Mà đau mãn tính ở tay còn có thể khiến tinh thần người bệnh căng thẳng, lo lắng. Tham khảo cách phòng tránh, điều trị tại nhà cũng như khi nào cần phẫu thuật qua bài viết sau đây. 

Trong công việc và cuộc sống hàng ngày, hoạt động thường xuyên quá mức có thể gây ra sự cọ sát quá mức giữa gân và bao gân. Kéo theo đó là tình trạng viêm nhiễm vô trùng như xung huyết, phù nề, xuất tiết. Biểu hiện bằng các cơn đau, nhức tại chỗ, hạn chế hoạt động, từ đó hình thành bệnh “Viêm bao gân”.

viêm bao gân ngón tay

Viêm bao gân ở ngón tay cái

Contents

1. Bệnh viêm bao gân ngón tay là gì?

Bàn tay con người bao gồm 28 xương, 24 gân dài và 18 cơ nhỏ trên bàn tay, được nối với nhau bằng dây chằng, khớp và da. Một số gân được bao bọc bởi một lớp mô sợi, đây là bao gân. Bao gân có chức năng duy trì khả năng gập và duỗi bình thường của ngón tay và sự trượt của gân. Khi bàn tay được cố định ở một vị trí nhất định để thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại quá mức, thường xảy ra hiện tượng viêm giữa gân và vỏ bao gân.

viêm bao gân ngón tay

Tìm hiểu về bệnh viêm bao gân ngón tay.

Ma sát cơ học có thể gây viêm vô trùng, sưng đau cục bộ và rối loạn chức năng cổ tay, ngón tay. Kết quả dẫn đến viêm bao gân ngón tay. Nếu không được điều trị kịp thời, lâu ngày có thể gây ra những bất tiện trong công việc và cuộc sống. Khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút và cơn đau cứ bám theo người bệnh.

Mỗi lần bẻ hoặc duỗi ngón tay trở nên rất khó khăn đối với bệnh nhân, đặc biệt là vào buổi sáng. Ở những bệnh nghiêm trọng hơn, khi bẻ và duỗi ngón tay, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng. Cảm nhận được âm thanh của các khớp ngón tay khi gập và duỗi. Khi khép tay, người bệnh sẽ cảm thấy các khớp ngón tay bị cứng, đau và khó duỗi thẳng, nhiều người phải xoay ngón tay một cách vất vả. Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng hạn chế cử động tay.

Chứng viêm bao gân này có thể gây đau các ngón tay của bạn khi bạn thực hiện bất kỳ cử động nào và đau khi bạn duỗi thẳng và nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, còn có một loại viêm bao gân xảy ra không phải ở ngón tay mà ở cổ tay. Nó được gọi là viêm bao gân stenosing. Nguyên tắc tương tự, nhưng vị trí khác nhau.

2. Bệnh viêm bao gân thường xảy ra với ai?

2.1. Người lớn tuổi

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam. Bởi các gân ngón tay trở nên kém linh hoạt hơn khi chúng ta già đi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh viêm bao gân cũng càng tăng.

2.2. Dùng bàn tay quá nhiều, sai cách

Bệnh hay gặp ở những người phải sử dụng ngón tay thường xuyên.

viêm bao gân ngón tay

Đánh máy nhiều khiến bạn dễ mắc bệnh viêm bao gân ngón tay. 

  • Bà nội trợ thường bị viêm bao gân ngón tay cái do thường xuyên làm bếp, làm việc nhà.
  • Người lao động cử động bàn tay và cổ tay liên tục để điều khiển máy móc, mang vác hàng.
  • Những người sử dụng chuột trong thời gian dài như nhân viên văn phòng thường viêm bao gân ngón tay giữa.
  • Người nghiện game di động thường bị viêm bao gân ngón cái và cả cổ tay do thường xuyên bấm và cầm máy nhiều.
  • Người ngồi làm việc không đúng tư thế như bàn tay đặt trên bàn nhưng cổ tay đặt phía dưới. Điều này khiến cho cổ tay phải di chuyển và làm việc quá mức, lâu dần có thể dẫn tới viêm bao gân cổ tay.

2.3. Người mắc một số bệnh lý

Những người bị rối loạn nội tiết như tiểu đường, gút… thường kèm theo căn bệnh viêm bao gân ngón tay này. Theo nghiên cứu, nếu bạn bị tiểu đường, viêm khớp hoặc bệnh gút, bạn có thể dễ bị viêm gân hơn những đối tượng khác.

3. Chuẩn đoán bệnh viêm bao gân ngón tay, cổ tay

Bác sĩ xương khớp sẽ hỏi về lịch sử sức khỏe của bệnh nhân và khám sức khỏe để phát hiện bệnh. Bệnh nhân có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:

3.1. Xét nghiệm chất lỏng của khớp ngón tay, cổ tay

Bác sĩ sử dụng kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ khớp. Chất lỏng được xét nghiệm để kiểm tra bệnh gút hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

3.2. Chụp X quang

Trên phim X-quang không thể nhìn thấy gân nhưng có thể thấy xương. Xét nghiệm này có thể kiểm tra bệnh viêm khớp.

4. Cách điều trị viêm bao gân ngón tay, cổ tay

Cách điều trị viêm bao gân ngón tay cái thường phổ biến hơn các ngón khác vì đây là ngón tay thường phải hoạt động nhiều nhất và ít có sự trợ lực từ các ngón tay khác khi bưng bê, mang vác,…  Việc điều trị viêm bao gân có thể thực hiện theo nguyên tắc điều trị từng bước.

viêm bao gân ngón tay

Cách điều trị viêm bao gân được thực hiện theo từng bước

4.1. Cho các ngón tay được nghỉ ngơi

Đầu tiên, người bệnh cần giữ cho vùng bị ảnh hưởng được nghỉ ngơi và tránh gây đau hơn là điều cơ bản của việc điều trị. Nếu không, bạn tiếp tục vừa làm vừa điều trị sẽ khó có kết quả tốt. Vì vậy, trước khi bắt đầu tất cả các phương pháp điều trị, bạn hãy nhớ gác lại mọi công việc, hạn chế dùng điện thoại di động, chuột máy tính, bàn phím, mang vác nặng. Dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ dưỡng, ít nhất hãy cho tay của bạn được nghỉ ngơi.

Tiếp đến, bệnh nhân cũng có thể tự chườm lạnh trong 1 tuần đầu tiên. Sau đó, thực hiện chườm ấm, chườm nóng để tăng cường lưu thông mới tới khu vực các ngón tay. Giúp vết thương nhanh chóng được cung cấp dinh dưỡng để có thể phục hồi dần.

4.2. Dùng thuốc đặc trị viêm gân gấp ngón tay

Khi bạn thăm khám tại các cơ sở có chuyên môn, bác sĩ có thể sẽ cho bạnh dùng thuốc trị viêm bao gân ngón tay. Trong số đó, bác sĩ có thể chọn thuốc mỡ Voltaren. Đây là loại thuốc bệnh nhân phải dùng nhiều lần trong ngày. Sử dụng một loại thuốc mỡ trong 3-5 ngày.

Trong một số trường hợp như viêm bao gân ngón tay cái, viêm bao gân cổ tay nghiêm trọng, bác sĩ vật lý trị liệu có thể thực hiện bó bột khu vực bị ảnh hưởng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Nẹp vùng bị viêm

Nẹp vùng bị viêm

Nếu sau khi nghỉ ngơi và bôi thuốc mà vẫn không đỡ thì có thể đi điều trị nội khoa. Ở giai đoạn điều trị nội khoa, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị liệu. Nên ngâm tay với nước muối ấm để làm tan lớp vỏ bao gân bị viêm.

Nếu tình trạng viêm bao gân ngón tay không biến mất dù đã thực hiện các cách trên. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp cortisol vào vị trí viêm. Tuy nhiên, với phương pháp này, người bệnh chỉ có thể thực hiện 1 – 2 lần / năm. Vì cortisol có xu hướng gây teo da tại chỗ tiêm.

4.3. Phẫu thuật viêm bao gân cổ tay, ngón tay

Nếu các thuốc trên vẫn không đáp ứng và vẫn gây đau nhức, sưng cho khu vực bàn tay, bệnh nhân có thể phải thực hiện một cuộc phẫu thuật ở khu vực viêm. Bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Và người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống và hoạt động bình thường, khỏe mạnh như trước. Có 3 loại phẫu thuật viêm bao gân cổ tay hoặc ngón tay có thể được bác sĩ thực hiện bao gồm:

  • Phẫu thuật mở. Bác sĩ xương khớp sử dụng thuốc gây tê cục bộ. Rồi rạch một đường nhỏ trong lòng bàn tay và cắt vỏ bọc gân. Điều này giúp cho gân có nhiều chỗ hơn để di chuyển qua lại. Bác sĩ sau đó dùng chỉ khâu để đóng vết thương.
  • Phẫu thuật giải phóng qua da. Sau khi gây tê cục bộ, bác sĩ phẫu thuật thực hiện chèn một cây kim qua da để cắt vỏ bọc gân. Đây là loại phẫu thuật ít xâm lấn.
  • Cắt bao gân. Phương pháp hầu như rất ít được áp dụng. Và chỉ được áp dụng khi hai lựa chọn trên đây không phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Ví dụ như ở người bị viêm khớp dạng thấp và viêm bao gân. Phẫu thuật cắt bao gân sẽ loại bỏ một phần vỏ bọc của gân, cho phép ngón tay cử động tự do.

5. Phòng tránh bệnh viêm bao gân

Tìm hiểu các loại bệnh:

  1. Phình mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm như thế nào?
  2. Thoát vị bẹng ở trẻ cần được phát hiện và chữa trị sớm

5.1. Giữ ấm cho bàn tay

Khi tay bị kích thích do lạnh sẽ dễ khiến khí và huyết ở tay bị ngưng trệ. Không nuôi dưỡng được kinh lạc, từ đó sinh ra chứng viêm bao gân. Vì vậy, bạn nên cố gắng không để tay bị nhiễm lạnh, cảm lạnh trong cuộc sống, tốt nhất nên dùng nước ấm để rửa tay và giặt quần áo.

Trong mùa thu đông, nên mặc áo tay dài. Đồng thời, đeo găng tay trùm kín hết cổ tay.

Người trung niên và người cao tuổi có thể ngâm tay, cổ tay bằng nước ấm cho đỡ mỏi, đả thông kinh mạch.

5.2. Không hoạt động bàn tay quá sức

Khi làm một số công việc nhà hay công việc khác thì ngón tay, cổ tay không được cố gắng quá sức. Không nên cố làm việc liên tục, thời gian chơi điện thoại không quá lâu.

Nên dành thời gian cho bàn tay nghỉ ngơi. Và đừng quên thường xuyên xoa bóp bàn tay để giúp lưu thông máu và thư giãn cơ. Bạn có thể thực hiện xoay tròn các khớp cổ tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Điều này giúp cổ tay trở nên linh hoạt hơn, máu lưu thông tốt hơn.

Sau đó, duỗi gập các ngón tay. Có thể gập duỗi khi cầm thêm một vật có thể co giãn để tăng sức mạnh cho bàn tay.

Tập thể dục khi bị viêm bao gân

Tập thể dục để phòng ngừa viêm bao gân

Bạn cũng có thể dùng ngón tay khác xoay tròn các ngón tay của bàn tay đối diện để massahe cho bàn tay.  Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ghế massage để tăng cường lưu thông máu toàn thân, rất tốt cho người già ít vận động và khả năng lưu thông máu trở nên kém dần theo thời gian.

Xem thêm:

Bạn đã biết đau ruột thừa bên nào? Trái hay Phải?

Hơn hết, những người bị viêm bao gân ngón tay cần chú ý quan tâm đến sức khỏe bàn tay. Hễ thấy cơn đâu bất thường thì nên đi khám. Không nên chủ quan hay kéo dài thời gian chữa trị dễ dẫn đến biến chứng nặng nè khó điều trị.

Nguồn: Xe đạp tập Elip