Bị trĩ có nên đạp xe không? Cần lưu ý gì khi đi xe đạp?

Bị trĩ có nên đạp xe

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong những năm gần đây. Bị trĩ có nên đạp xe không? Bệnh nhân cần lưu ý gì khi đi xe đạp? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn lời giải đáp chi tiết nhất.

Tuy không phải là một căn bệnh ác tính nhưng bệnh trĩ lại diễn ra thầm lặng, dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đối với những người có thói quen vận động mỗi ngày, chẳng hạn như đạp xe tập thể dục thì bị trĩ có nên đạp xe đạp tập thể dục hay không?

Contents

1. Khái niệm và nguyên nhân bị bệnh trĩ?

Bị trĩ có nên đạp xe

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh trĩ được hình thành do các tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức ở các mô xung quanh vùng hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi mô phồng lên do bị sưng hoặc viêm thì sẽ gây ra bệnh trĩ.

Tuy bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ gây nhiều phiền toái cũng như tác động tiêu cực đến người bệnh. Một số ảnh hưởng của bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Hậu môn bị chảy máu dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh nhân bị khó chịu và đau đớn mỗi khi đi ngoài, các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng, cơ hậu môn có khả năng mất tính đàn hồi.
  • Hậu môn bị viêm nhiễm.
  • Đời sống sinh hoạt vợ chồng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.
  • Có mùi khó chịu khiến người bệnh bị mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

2. Người đang bị trĩ có nên đạp xe hay không?

Bị trĩ có nên đạp xe

Người đang bị trĩ không nên đi xe đạp

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường chủ yếu là do táo bón lâu ngày. Các áp lực lên những tĩnh mạch ở vùng hậu môn quá lớn sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có khả năng dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:  Đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu, vận động mạnh, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, tham gia một số bộ môn thể thao gây nhiều áp lực lên hậu môn như đi xe đạp, cử tạ…

Đạp xe không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ hình thành. Chính vì thế, đạp xe bị trĩ là điều không nên. Người bị trĩ có nên đạp xe? Việc đạp xe khi đang bị trĩ có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn vì vùng hậu môn bị áp lực khá lớn.

Bị trĩ có nên đạp xe đạp không? Đáp án là KHÔNG. Thay vì đi xe đạp, bệnh nhân có thể thay thế bằng một số hoạt động thể thao khác nhẹ nhàng hơn như tập yoga, đi bộ… Cách này sẽ vừa giúp tập luyện thể dục thể thao lại vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

3. Cách đối phó với bệnh trĩ khi đạp xe tập thể dục

Bị trĩ có nên đạp xe

Mặc quần độn mông giúp bạn đối phó với bệnh trĩ khi đạp xe

Xem thêm:

  1. Đạp xe có tăng chiều cao không?
  2. Nên đạp xe bao nhiêu km một ngày là đủ?

Nếu biết cách đạp xe đúng kết hợp với một số biện pháp phòng bệnh thì đạp xe cũng sẽ giúp tình trạng bệnh trĩ thuyên giảm. Trong trường hợp bệnh trĩ đang ở mức độ nhje và vẫn muốn đi xe đạp, bạn hãy tham khảo những biện pháp dưới đây để hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ khi đạp xe:

  • Dùng kem để điều trị và giảm viêm mạch máu, ngăn ngừa ngứa và chảy máu.
  • Mặc quần độn khi đạp xe tập thể dục: Việc mặc quần short khi đạp xe có thể khiến cho tình trạng bệnh trĩ càng thêm trầm trọng. Mặc quần short trong thời gian dài có khả năng gây ra áp lực dẫn đến viêm nhiễm. Bạn có thể độn thêm tấm đệm gel thoáng khí hoặc đệm với chất liệu bông khi đạp xe để ngăn ngừa mồ hôi, giảm đau do trĩ hiệu quả.
  • Đảm bảo yên xe phù hợp với bạn và yên xe có đệm: Bạn hãy chọn ngồi trên yên xe phù hợp với mông để làm giảm sức ép lên vùng mông và xương cụt trong quá trình đạp xe. Mộ lớp đệm đủ dày phủ trên yên xe sẽ giúp ngăn ngừa ma sát, ngăn bệnh trĩ trở nên trầm trọng.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm để giúp máu điều hòa nhẹ nhàng, gia tăng lượng máu để làm giảm đau và sưng viêm, hạn chế sự khó chịu khi đạp xe.
  • Trong trường hợp bị trĩ nặng thì bạn hãy tránh đi xe đạp trong một thời gian: Nếu việc đạp xe tập thể dục khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn thì tốt nhất, bạn hãy tránh xa bộ môn này. Sau một khoảng thời gian, đến khi bệnh trĩ đã được điều trị hoàn toàn thì bạn có thể quay trở lại đạp xe với tần suất vừa phải. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ mất khoảng 2 tháng để chữa bệnh. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn thì bạn cần 3 tháng để chữa khỏi hoàn toàn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, uống đầy đủ nước mỗi ngày cho cơ thể. Trong quá trình đạp xe, bạn cần chú ý bổ sung nước để ngăn ngừa cơ thể bị mất nước và khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Quan tâm:

Mỗi ngày đạp xe giảm bao nhiêu calo thì tốt cho sức khỏe?

Trĩ là tình trạng bệnh khá phổ biến, đặc biệt là các nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc bệnh ngày một tăng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc bị trĩ có nên đạp xe hay không. Nếu như không chắc chắn về tình trạng bệnh của mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được đáp án chính xác nhất.

Nếu bạn muốn trải nghiệm xe đạp tập thể dục tại nhà để luyện tập mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà, có thể tham khảo thiết bị đạp xe trong nhà tại: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/

Nguồn: Xe đạp tập Elip