Trẹo cổ chân là tình trạng không hề hiếm gặp, nhất là ở những người vận động với cường độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi? Cách điều trị thế nào? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Ngoài cổ tay, vai và đầu gối thì cổ chân là một bộ phận dễ bị chấn thương, chẳng hạn như trật khớp. Trẹo cổ chân gây ảnh hưởng đến người bệnh bởi các cơn đau nhức dai dẳng gây khó chịu, một số triệu chứng có thể xảy ra như xuất huyết, sưng phù, thậm chí là giảm khả năng vận động. Nếu không may rơi vào tình trạng này, ngoài cách điều trị thì bạn còn nắm được bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi để có kế hoạch sinh hoạt phù hợp.
1. Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào các loại chấn thương như bong gân hay trật khớp, tình trạng nặng nhẹ của vết thương cùng với phương pháp xử lý ban đầu mà đáp án cho câu hỏi bị trẹo chân bao lâu thì khỏi sẽ khác nhau. Nếu như trẹo cổ chân dẫn đến trật khớp thì thời gian hồi phục của chấn thương sẽ dao động từ 2 tuần đến 2 tháng sẽ khỏi bệnh. Quá trình điều trị trẹo cổ chân có thể áp dụng tại nhà nhưng bạn cần làm đúng theo thứ tự các bước được hướng dẫn bởi bác sĩ và hạn chế vận động nhiều để hiệu quả chữa chấn thương cổ chân đạt được nhanh chóng.
Trong trường hợp trẹo chân dẫn đến bong gân, tùy vào mức độ bong gân cổ chân mà thời gian bình phục sẽ bị ảnh hưởng. Bong gân do trẹo chân bao lâu thì khỏi? Một số mức độ tổn thương do bong gân cổ chân bao gồm:
- Mức độ 1: Phần gân bị kéo dài ra, một số ít bó sợi bị đứt. Tình trạng này sẽ hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động trở lại khi đã hết đau.
- Mức độ 2: Phần khớp không bị tổn thương nhưng nhiều bó sợi bị đứt, thương tổn mau lành, ít gây biến chứng.
- Mức độ 3: Phần dây chằng bị tách ra khỏi đầu xương gây ra tình trạng lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Nếu bị trẹo cổ chân ở mức độ 2 và 3, bệnh nhân cần điều trị bằng cách băng bột để khớp bất động trong khoảng 4 đến 6 tuần lễ, sau đó mới tập vận động từ nhẹ đến nặng.
2. Nguyên nhân khiến bạn bị trẹo cổ chân
Việc bất cẩn là điều không tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày dễ đến tình trạng bị trẹo cổ chân phải. Trong hầu hết các trượt hợp, trẹo chân xảy ra chủ yếu liên quan đến dây chằng và xương bị chấn thương. Tổng hợp một số chấn thương vô tình có thể xảy ra, bạn nên xem xét và chú ý cẩn thận để tránh trẹo chân:
- Va chạm, té ngã mạnh khiến xương cổ chân bị gãy hoặc bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Chấn thương trong quá trình tập thể thao gây nứt xương cổ chân, dây chằng bị rách…
- Rèn luyện cơ thể quá mức.
Trên thực tế, những dạng chấn thương kể trên đều có thể được phòng ngừa nên bạn hoàn toàn chủ động để hạn chế rủi ro phát sinh tình trạng trẹo cổ chân. Bạn hãy chú ý khi đi lại, cường độ tập luyện có chừng mực, khởi động kỹ lưỡng trước khi tập thể thao…
3. Điều trị trẹo cổ chân như thế nào cho hiệu quả?
Nếu không thể tránh khỏi việc chấn thương, trẹo chân, chúng ta cần phải tìm cách chăm sóc để chấn thương mau lành và không bị ảnh hưởng về sau. Ngoài tổn thương dây chằng và xương, đôi khi trẹo cổ chân còn ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nguy cơ viêm khớp cũng phát sinh, vì thế bạn cần điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt. Các lựa chọn điều trị thường thấy cho vấn đề này bao gồm đeo nẹp cố định cổ chân, uống thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật chân. Tuy nhiên, một số lưu ý khi dùng các phương pháp này mà bạn cần nắm bao gồm:
- Đeo nẹp chỉ phù hợp với tình trạng trẹo cổ chân dạng nhẹ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, phương pháp này không mang đến hiệu quả như mong đợi.
- Uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng đau nhức tạm thời. Bên cạnh đó, dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài dễ gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng lớn đến cơ quan nội tạng.
- Phẫu thuật có khả năng khắc phục những sai lệch trong cấu trúc xương khớp ở cổ chân nhưng phương pháp này có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một số người mắc phải biến chứng sau khi phẫu thuật phổ biến như nhiễm trùng, xuất huyết nặng, dây thần kinh tổn thương, tê ngứa bàn chân…
Chính vì những hệ lụy có khả năng xảy ra, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả và đặc biệt an toàn hơn mang tên trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Đây là cách chấm dứt nhanh chóng tình trạng đau nhức và khó chịu do trẹo cổ chân gây ra.
Tin nổi bật:
Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao
4. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc hồi phục khi bị trẹo cổ chân
- Tránh bổ sung canxi một cách mù quáng: Canxi là nguyên liệu quan trọng để tạo xương. Nhiều người cho rằng bổ sung nhiều canxi sau khi bị gãy xương, trẹo chân có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng việc tăng cường ăn nhiều canxi không đẩy nhanh quá trình hồi phục xương bên trong, đối với những bệnh nhân gãy xương, trẹo chân ít di chuyển lâu ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ tăng canxi máu, kèm theo giảm phốt pho máu.
- Tránh ăn nhiều thịt xương: Giống như trên không nhất thiết phải ăn các món về xương bị trẹo cổ chân nhanh khỏi.
- Tránh uống nhiều nước: Thời gian này việc di chuyển sẽ khá khó khăn, uống quá nhiều nước làm tăng di chuyển có thể sẽ khiến chân gặp nhiều rắc rối hơn.
- Hạn chế di chuyển: Để chân nhanh lành tốt nhất bạn nên hạn chế di chuyển trong thời gian này sẽ giúp chân được liền vết thương nhanh. Bị trẹo chân bao lâu thì khỏi phụ thuộc lớn vào việc hạn chế di chuyển của bạn.
- Tránh ăn nhiều đường trắng: sau khi ăn một lượng lớn đường trắng sẽ làm cho quá trình chuyển hóa nhanh thành glucose, tạo ra các chất trung gian chuyển hóa như pyruvate và acid lactic, làm cho cơ thể ở trạng thái chua. Lúc này, các ion kiềm canxi, magie, natri sẽ được huy động ngay lập tức để tham gia vào tác dụng trung hòa giúp máu không bị nhiễm axit. Việc tiêu thụ nhiều canxi như vậy sẽ không có lợi cho quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân gãy xương. Đồng thời, quá nhiều đường cũng sẽ làm giảm hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể.
Những người gặp phải tình trạng bị trẹo cổ chân cần có thời gian dài để các chấn thương hoàn toàn bình phục. Quá trình phục hồi lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Biết được bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi sẽ giúp bạn sắp xếp được công việc cũng như kế hoạch tốt hơn. Để sớm lấy lại đôi chân khỏe mạnh, bệnh nhân nên sơ cứu đúng cách ngay khi phát hiện bị trẹo cổ chân, đồng thời đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Xe đạp tập Elip