Chân bị nổi mụn nước và ngứa là hiện tượng gì? Bị nổi mụn nước ngứa ở chân là do nguyên nhân nào và làm thế nào để khắc phục? Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có lời giải đáp chi tiết nhất.

Tình trạng bị nổi mụn nước ngứa ở chân biểu hiện cho bệnh lý viêm da kéo dài, phồng rộp, bên trong có chứa nước hoặc dịch mủ. Thông thường, mụn nước sẽ hình thành và phát triển ở thượng bì tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể, trong đó có bàn chân. Chân bị nổi mụn nước và ngứacó thể do bệnh tổ đỉa hoặc nhiều nguyên nhân khác gây ra.

1. Tình trạng bị nổi mụn nước ngứa ở chân là bệnh gì?

bị nổi mụn nước ngứa ở chân

Chân bị nổi mụn nước và ngứa do nhiều nguyên nhân gây ra

Hiện tại, nguyên nhân gây nên hiện tượng chân bị nổi mụn nước ngứa vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể là:

  • Bệnh chàm eczema, bệnh tổ đỉa, các bệnh rối loạn da.
  • Các phản ứng dị ứng trong cơ thể hoặc bệnh hen suyễn tạo ra các rối loạn trên da.
  • Cơ địa nhạy cảm, dễ bị nổi mẩn ngứa, rối loạn da, viêm da tiếp xúc.
  • Viêm da dị ứng: Các nốt mụn nước thường kéo dài dai dẳng, đau rát, khi vỡ dễ viêm nhiễm.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với kim loại như coban, niken…
  • Tâm lý thường xuyên căng thẳng, bất ổn, lo âu, không được thoải mái, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Những người phải sinh sống trong môi trường nhiệt độ nóng bức, ẩm thấp.
  • Đổ nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân làm nổi mụn nước ở lòng bàn chân.
  • Kích ứng da
  • Nhiễm nấm
  • Sử dụng tất bẩn hoặc ẩm ướt thường xuyên.
  • Một số nguyên nhân khác như uống thuốc làm loãng máu, bệnh thủy đậu, bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường, các chấn thương thần kinh, vỡ mạch máu dẫn đến rò rỉ máu qua các mô, uống thuốc kháng sinh dài ngày…

Để chuẩn đoán tình trạng nổi mụn nước ở chân gây ngứa là do bệnh gì gây ra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hình dạng, kích thước của nốt mụn, mức độ tổn thương, tình trạng ngứa da. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có khả năng yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm dị ứng da hoặc sinh thiết da để chẩn đoán chính xác mức độ nghiệm trọng và nguyên nhân gây bệnh.

2. Có những cách trị mụn nước ở chân tại nhà nào?

bị nổi mụn nước ngứa ở chân

Thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh

Khi bị nổi mụn nước ngứa ở chân, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, đau, nóng rát cùng một số triệu chứng khác. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương mà bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có xu  hướng tái phát nhiều lần. Một số phương pháp điều trị thích hợp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để rút ngắn thời gian chữa bệnh bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, cải thiện làn da, tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa, kích thích da tái tạo. Bạn hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình những loại thực phẩm dồi dào vitamin A, vitamin C, vitamin E, thực phẩm giàu chất xơ, kẽm, nước ép trái cây. Bạn không nên uống sữa đậu nành, hạt, bông cải xanh, ăn chuối và lê, rau bina, thực phẩm đóng hộp trong quá trình điều trị bệnh.
  • Thực hiện biện pháp chườm lạnh tại nha để giúp các nốt mụn nước lành nhanh chóng, giảm ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Mỗi ngày, bệnh nhân nên chườm lạnh từ 2 đến 3 lần, mỗi lần chườm 15 phút, không chườm đá trực tiếp vào vết thương để tránh da bị bỏng lạnh.
  • Kết hợp dùng kem dưỡng ẩm, kem bôi, thuốc mỡ để cải thiện tình trạng ngứa da, da khô, bong tróc, làm mềm da, phòng ngừa nốt mụn bị vỡ. Một số loại kem bôi da được bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm vaseline, kem chứa sáp dầu, Lubriderm, Eucerin, thuốc uống chống ngứa như Claritin, Alavert.
  • Dùng tinh dầu thảo dược hòa tan vào nước ấm để ngâm và rửa chân để cải thiện cơn ngứa, làm lành thương tổn trên da, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao

3. Những loại thuốc trị mụn nước ở chân

bị nổi mụn nước ngứa ở chân

Thuốc Corticosteroid giúp ức chế sự hình thành nốt mụn nước

Tìm hiểu:

  1. Hóc xương cá: Mẹo chữa trị tại nhà và cách phòng tránh
  2. Cách hết bị nấc cụt cho những ai chưa biết

Trong trường hợp những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà không thể làm giảm cơn ngứa, cải thiện các nốt mụn nước và làm lành vết thương thì người bệnh hãy đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Corticosteroid với công dụng ức chế sự hình thành nốt mụn nước, kiểm soát tình trạng ngứa da, chống viêm, kháng khuẩn.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng, nốt mụn xảy ra trên diện rộng, mụn nước phát triển nhanh chóng. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như phồng rộp da hay nhiễm trùng da.
  • Thuốc kháng sinh dược chỉ định nếu chân bị nổi mụn nước, ngứa, da bị nhiễm trùng hoặc bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mụn nước ngứa ở chân. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách đối phí nếu rơi vào tình huống này. Người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không gây nguy hiểm. Đối với những trường hợp bệnh nặng thì bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám để được chỉ định điều trị hiệu quả.

Nguồn: Xe đạp tập Elip

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *