Ghẻ phỏng là một dạng bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh khiến cho da trở nên mụn rộp, mọng nước, ngứa, gây lên nhiều cản trở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy cụ thể bệnh ghẻ phỏng là gì? Bệnh có những dấu hiệu cụ thể ra sao. Cách điều trị bệnh ghẻ phỏng sẽ được nêu cụ thể dưới bài viết sau.

1. Bệnh ghẻ phỏng là gì? Nguyên nhân do đâu gây ra ghẻ phỏng

ghẻ phỏng

Bệnh ghẻ phỏng là gì?

Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh ngứa ngoài da do vi khuẩn hoặc do ve gây ra. Ve cái chui vào da để đẻ trứng gây ngứa dữ dội. Bệnh ghẻ phỏng rất dễ lây lan, bệnh nhân càng nhiều ve thì càng dễ lây lan sang người khác. Ghẻ dễ lây lan hơn ở những nơi đông người.

Thời gian ủ bệnh

Đối với những người chưa từng bị ghẻ phỏng thì thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 6 tuần. Đối với những người đã bị nhiễm cái ghẻ, các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm nhất là từ 1 đến 4 ngày sau khi nhiễm bệnh. Bệnh nhân bị nhiễm vẫn có thể lây bệnh ghẻ ngay cả khi họ không có triệu chứng.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng

ghẻ phỏng

Mụn rộp nước nhỏ là một trong những dấu hiệu quả của bệnh ghẻ phỏng

Các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể chỉ từ 3 đến 6 tuần sau khi ve xâm nhập vào da. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Triệu chứng chính của bệnh ghẻ là người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy, nhất là về đêm hoặc sau khi tắm. 
  • Phát ban đỏ, tổn thương tuyến tính hoặc mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên bề mặt da. 
  • Các vùng da thường bị ảnh hưởng bao gồm da giữa các ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, nách, núm vú, bụng dưới, cơ quan sinh dục ngoài, mông và bả vai. 
  • Trẻ sơ sinh có thể bị lở loét ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, má và da đầu
  • Vết loét, mụn nước hoặc vảy có thể xuất hiện sau khi gãi

3. Các yếu tố rủi ro dẫn đến lây nhiễm ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng có lây không?Trẻ bị ghẻ phỏng không có nghĩa do người lớn và trẻ vệ sinh kém, không được chu đáo. Bị lây ghẻ do yếu tố rủi ro rất dễ xảy ra. 

Đối với trẻ em môi trường mẫu giáo, nhà trẻ là nơi dễ lây nhiễm nhất. Bọn trẻ được vệ sinh cá nhân, ăn và ngủ chung với nhau rất dễ gây lây nhiễm ghẻ qua nhau.

Những mọng nước trên da đứa trẻ này, vô tình vỡ và một đứa trẻ khác vô tình dính lên da cũng gây ra lây bệnh.

4. Yếu tố làm bệnh nặng hơn

Gãi sẽ làm cho da bị tổn thương nhiều hơn và gây ra các bệnh khác và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến lở nặng, lan ra nhiều vùng da khác nhau gây nhiễm trùng nặng. Nhưng ghẻ phỏng rất ngứa, chính vì vậy cần rất nhiều sự cố gắng của người bệnh.

Người đã mắc bệnh rất dễ tái phát đi, tái phát lại nhiều lần.

5. Cách trị ghẻ phỏng

Trị ghẻ phỏng ở người lớn 

ghẻ phỏng

Điều trị ghẻ phỏng như thế nào

Bệnh ghẻ là loại bệnh nếu không tự điều trị thì bệnh nhất định sẽ không thể tự lành. Nếu đến trực tiếp các phòng khám, các bệnh viện da liễu

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ hoặc thuốc dưỡng để tiêu diệt cái ghẻ, vi khuẩn gây bệnh. Thành phần thuốc sẽ có thể chứa 5% permethrin để điều trị những những trường hợp nặng. 

Trong trường hợp bình thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn sử dụng thuốc mỡ kháng viêm thông thường để điều trị.

Trị ghẻ phỏng ở trẻ

Với trẻ, các loại thuốc trị ghẻ phỏng ở trẻ em cũng không khác so với người lớn. Người lớn nên bôi thuốc khắp cơ thể của trẻ, tập trung vào các khoảng giữa các ngón tay, cổ tay, nách, và xung quanh. 

  • Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng histamin hoặc thuốc mỡ chống ngứa để giúp con bạn giảm kích ứng da. Sau khi loại bỏ ve, tình trạng kích ứng da sẽ tiếp tục kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
  • Trẻ rất dễ bị tái đi tái lại bệnh nên người lớn cần chú ý.
  • Khi bạn phát hiện trẻ gãi da thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 
  • Sau khi điều trị kết thúc, trẻ có thể được đưa trở lại nhà trẻ hoặc trường học. Không để trẻ đi học khi đang điều trị để tránh truyền bệnh cho những đứa trẻ khác. 

Bị ghẻ phỏng kiêng ăn gì

Bị ghẻ phỏng là một loại bệnh gây ngứa nên vì vậy cần kiêng một số món  ăn nhất định để tránh tình trạng ngứa trở nên nặng:

  • Kiêng hải sản: cá, tôm, cua,…
  • Thịt gà
  • Đồ nếp
  • Rượu bia và các chất kích thích

6. Ngăn ngừa bệnh ghẻ phỏng

Nếu trẻ bị ghẻ, tất cả các thành viên trong gia đình và những người khác tiếp xúc gần với trẻ nên bôi thuốc. 

  • Giặt quần áo, khăn tắm và khăn trải giường bằng nước nóng thường xuyên để diệt sạch vi khuẩn, ve ghẻ trên quần áo.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay sạch sẽ và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
  • Thường xuyên thay quần áo, khăn tắm và chăn ga gối đệm sạch sẽ.
  • Tránh dùng chung quần áo và đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Thường xuyên kiểm tra da của người dân trong các ngôi nhà dân cư để phát hiện nhiễm trùng càng sớm càng tốt.
  • Quét dọn nhà cửa kỹ lưỡng thường xuyên, hút bụi các ngóc ngách của căn nhà

ghẻ phỏng

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân, nhà cửa thường xuyên để tránh ghẻ phỏng

Có thể bạn quan tâm:

  • Eczema là gì? Những cách điều trị bệnh Eczema hiệu quả
  • Bệnh zona thần kinh là gì? Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh ngoài da phổ biến và dễ lây nhiễm do bọ ve nhỏ gây ra. Sau 3 đến 6 tuần tiếp xúc với ve, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh da này bắt đầu xuất hiện. Nếu không được điều trị, bệnh ghẻ có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn. Tất cả những người tiếp xúc với người bị ghẻ phỏng phải được điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm

Nguồn: Xe đạp tập Elip

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *