Xử lý bỏng nước sôi như thế nào cho đúng kỹ thuật?

xử lý bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp nhất trong sinh hoạt nhưng nhiều người chưa xử trí đúng cách dẫn đến tình trạng thêm tồi tệ. Xử lý bỏng nước sôi như thế nào cho đúng kỹ thuật? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách.

Nếu nạn nhân bị bỏng không được xử lý đúng cách thì vết bỏng sẽ nặng thêm và bị nhiễm trùng, do đó việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng. Nhằm hạn chế tối đa các tổn thương nghiêm trọng thì nạn nhân cần được xử lý bỏng nước sôi đúng cách.

Contents

1. Cách xử lý bỏng nước sôi

xử lý bỏng nước sôi

Cần sơ cứu đúng cách khi bị bỏng nước sôi

Tất cả mọi trường hợp bị phỏng nước sôi đều cần được sơ cứu đúng cách để vết thương không bị nhiễm trùng, lâu lành hay để lại các di chứng như co rút ngón tay, sẹo xấu. Thậm chí là những thương tật vĩnh viễn trên cơ thể. Sau khi được xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi ban đầu, bé cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa về bỏng để thăm khám và điều trị để tránh bị biến chứng. Cách xử lý thật bình tỉnh khi trẻ bị bỏng nước sôi như sau:

  • Nhanh chóng rửa vết bỏng trong chậu nước lạnh và sạch hoặc xả dưới vòi nước. Cách xử lý phỏng nước sôi này sẽ giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm phù nề, giảm đau, hạn chế viêm nhiễm và giảm mức độ sâu của vết thương, tránh cho tổn thương lan rộng. Nếu không có điều kiện rửa vết bỏng, bạn có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Nguyên nhân là ngay cả khi da không còn bị tiếp xúc với tác nhân gây bỏng nữa thì nhiệt độ tích tụ tại vết bỏng vẫn có thể tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.
  • Bạn không nên dùng đá lạnh để làm mát vết bỏng vì da có thể bị tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì ba mẹ có thể xịt cho trẻ.
  • Để bảo vệ vết thương, tránh cho tổn thương và nhiễm trùng xảy ra thì bạn có thể dùng gạc sạch hoặc vải mỏng để băng vết thương nhẹ nhàng nhằm che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt khiến cho tổn thương thêm nặng.
  • Bạn không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn khiến cho vết bỏng nặng hơn.
  • Ba mẹ hãy động viên và trấn an trẻ, nếu như bé bị đau nhiều thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol.
  • Nếu như vùng bị bỏng có kích thước lớn thì cách xử lý khi bị bỏng nước sôi là không nên cởi bỏ quần áo khiến da vùng bỏng bị lột mà hãy dùng kéo nhanh chóng tách quần áo ra để tránh quần áo dính chặt vào vết bỏng khiến da bị đau rát và dễ bị viêm nhiễm.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ tư trang cá nhân như đồng hồ, vòng lắc, giày dép trước khi vết bỏng bị sưng nề.
  • Đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để xử trí và đánh giá thương tổn.

2. Cần lưu ý gì khi xử lý vết bỏng nước sôi

xử lý bỏng nước sôi

Không nên dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng

  • Quan niệm bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay kem trị bỏng lên vết thương cho khỏi nhanh là điều sai lầm vì chúng sẽ khiến cho vết bỏng trở nên tệ hơn và có khả năng viêm nhiễm nhiều hơn.
  • Chỉ nên dùng nước mát rửa vết thương chứ không nên chườm trực tiếp nước đá để tránh tình trạng vết thương tệ hơn. Nguyên nhân là biểu bì da đột ngột gặp lạnh sẽ bị co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu lành và dễ viêm loét.
  • Vết bỏng có thể bị nhiễm trùng hoặc đau rát nếu cởi quần áo ra khỏi vùng da bỏng có diện tích lớn. Thay vì vậy, bạn hãy dùng kéo cắt lớp quần áo dính vào vết thương ra nhanh chóng.
  • Tháo bỏ tư trang cá nhân hoặc các vật cứng ở xung quanh vết bỏng để tránh sưng nề vết thương.
  • Giữ vệ sinh cho vết bỏng.
  • Việc tiến hành sơ cứu sai cách có thể khiến cho tình trạng vết bỏng bị nặng thêm làm việc điều trị càng khó khăn.
  • Khi bé bị bỏng sẽ luống cuống và hoảng loạn không thể tự xử lý, người thân hãy hết sức bình tĩnh và tiến hành sơ cứu cho bé nhanh chóng, giữ yên bé để bé không bị sốc nhằm tránh tình trạng vết bỏng tệ hơn.

3. Cách phòng tránh bị bỏng

xử lý bỏng nước sôi

Cần để đồ vật có khả năng gây bỏng tránh xa tầm với của trẻ

Xem ngay: 

  1. Cách bỏ thói quen cắn móng tay ở người lớn & trẻ em hiệu quả
  2. Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi? Cách điều trị thế nào?
  • Để những vật dụng có khả năng gây bỏng như phích nước, nồi nước sôi, bao diêm, đồ ăn nóng, công tắc, bật lửa, bàn ủi, cầu dao điện… ở xa tầm với của trẻ, để ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến cho người khác va phải.
  • Bố trí bếp ăn và nơi đun nấu ở xa tầm với của trẻ em, sắp xếp gọn gàng.
  • Không nên ăn thức ăn nóng trong khi đang bế hoặc chơi đùa với trẻ.
  • Trong quá trình đun nấu, bạn hãy chú ý để cán của xoong chảo quay vào trong để tránh vô tình va phải gây bỏng hoặc trẻ với lên cầm nắm.

Quan tâm:

Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao

Nhiều người vẫn xem nhẹ việc xử lý bỏng nước sôi vì cho rằng đây là việc đơn giản, nhất là với những vết bỏng nhỏ. Tuy nhiên, việc sơ cứu không đúng cách hoàn toàn có nguy cơ gây ra bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng không tốt cho nạn nhân. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ cách sơ cứu khi bị bỏng nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nguồn: Xe đạp tập Elip