Lupus ban đỏ không phải là căn bệnh đơn giản với phương pháp điều trị dễ dàng. Nắm được triệu chứng bệnh lupus ban đỏ sẽ giúp bạn có cách chữa trị đúng. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan.
Lupus ban đỏ là một căn bệnh có biểu hiện và sẽ gây biến chứng trên toàn các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn không có cách điều trị và biện pháp can thiệp tích cực, bệnh lupus có thể gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng. Nắn được những triệu chứng bệnh lupus ban đỏ cùng cách điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Contents
1. Tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ
Trước khi biết đến triệu chứng bệnh lupus ban đỏ thì bạn cần tìm hiểu một số thông tin về nó. Các bác sĩ đã chia bệnh lupus ban đỏ thành 2 thể loại chính bao gồm Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Hiện nay, tuy bệnh lupus ban đỏ điều trị vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát nếu thực hiện đúng ngay từ đầu.
2. Tìm hiểu bệnh lupus ban đỏ: Cơ chế gây bệnh
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân rõ ràng nhưng vẫn có một số giả thiết tạm chấp nhận rằng căn bệnh này là do sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Di truyền
- Môi trường nhiễm khuẩn, có nhiều hóa chất độc hại…
- Nội tiết: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dễ mắc phải căn bệnh này, thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận rằng có khả năng làm bệnh nặng thêm.
Vấn đề quan tâm:
3. Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Tình trạng da khi mắc bệnh lupus ban đỏ
Vì là bệnh lý hệ thống nên lupus ban đỏ có biểu hiện trên hầu hết các cơ quan. Các dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ hệ thống xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau thời gian nhiều tháng, nhiều năm. Bạn có thể nhận thấy các biểu hiện lupus ban đỏ qua một số cơ quan như:
- Da: Xuất hiện các ban đỏ nổi bất thường, có dạng hình cánh bướm ở mặt, bên cạnh đó còn xuất hiện ở nhiều vùng hở khác như bàn tay, cổ. Những tổn thương này khá nhạy cảm với nắng. Bên cạnh đó, da bị tổn thương do lupus còn có dạng bọng nước, dát xuất huyết.
- Tim: Bệnh nhân bị đau ngực, khó thở, đôi khi tình trạng nặng có thể gây suy tim.
- Phổi: Các triệu chứng của viêm phổi, viêm màng phổi cũng thường gặp và có thể khiến bạn bị suy hô hấp.
- Viêm khớp khiến bệnh nhân khó đi lại và vận động.
- Thiếu máu theo mức độ từ nhẹ đến nặng là một trong những triệu chứng bệnh lupus ban đỏ với biểu hiện da xanh, môi tái.
- Viêm thận với những dấu hiệu như tiểu máu, tiểu đục, phù toàn thân, tăng huyết áp.
- Tâm thần kinh như giảm tri giác, rối loạn phương hướng, mất trí nhớ, đôi lúc bị đau đầu dữ dội hay toàn thân co giật.
4. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có chữa được không?

Bạn sẽ được kê một số loại thuốc để ức chế bệnh
Có thể bạn quan tâm:
- Suy dinh dưỡng thể teo đét có nguy hiểm không? – Giải đáp của chuyên gia
- Vi khuẩn HPV là gì? – Cách phòng tránh vi khuẩn HPV hiệu quả
Với những triệu chứng kể trên, nhiều người lo ngại không biết có thể chữa dứt điểm căn bệnh này hay không. Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng nếu có cách điều trị đúng thì bạn vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Trong các đợt cấp, bệnh nhân rất cần được nghỉ ngơi, có chế độ vận động hợp lý để không bị cứng khớp hay teo cơ.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống với những loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau không steroid, chống viêm như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen, Nimesulide… có hiệu quả tốt với các dấu hiệu ở cơ và khớp, tuy nhiên tác dụng phụ của chúng là dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng nên bạn cần uống khi ăn no.
- Thuốc corticosteroid với công dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cũng sẽ cho nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn uống thuốc này khi mắc bệnh nặng gây tổn thương đến nội tạng. Những tác dụng phụ của thuốc mà bạn có thể gặp là loãng xương, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng đường máu, rạn da, ức chế tuyến thượng thận. Chính vì thế, bạn chỉ được uống 1 lần sau bữa ăn sáng.
- Thuốc chống sốt rét như Chloroquine, Hydroxychloroquine có công dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
- Những loại thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine (Imuran), Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun) nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bạn chỉ được sử dụng trong trường hợp mắc bệnh nặng và cơ thể không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần.
Lupus ban đỏ là một căn bệnh không kém phần nguy hiểm nên bạn hãy đặc biệt chú ý. Mong rằng những triệu chứng bệnh lupus ban đỏ được tổng hợp phía trên đã giúp bạn có thêm kiến thức nhằm bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Bên cạnh các loại thuốc trên, bạn hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tránh để tâm lý bị sang chấn. Bên cạnh đó, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có khả năng làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh nên bạn cần tuyệt đối tránh xa. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!
Nguồn: Xe đạp tập Elip