Thiết bị đạp xe trong nhà có lợi ích gì? Cách sử dụng như thế nào?

thiết bị đạp xe trong nhà

Thiết bị đạp xe trong nhà là phương tiện đơn giản, dễ sử dụng không gây ô nhiễm môi trường mà còn giúp cho bạn có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, sử dụng thiết bị đạp xe như thế nào là đúng cách để đạt hiệu quả cao. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Contents

1. Những lợi ích khi sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà

1.1. Kiểm soát cân nặng

Đạp xe cũng là một trong những cách giảm cân an toàn và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đạp xe 18km/h có thể đốt cháy 260 calo trong cơ thể. Nếu chăm luyện tập và áp dụng những cách đạp xe đạp đúng cách thì việc đạp xe không chỉ cho bạn sức khỏe tốt mà còn đem đến một thân hình cân đối và khỏe đẹp đấy.

thiết bị đạp xe trong nhà

 Giảm cân với thiết bị đạp xe trong nhà

1.2. Giảm các nguy cơ chấn thương

Khi so sánh với chạy bộ, các chuyên gia nghiên cứu nhận thấy rằng những người chạy bộ có nguy cơ bị tổn thương cơ bắp nhiều hơn 134% và đau nhức cơ bắp cao hơn 87%. Khi chạy bộ, các khớp chân của bạn chịu hoàn toàn trọng lượng của cơ thể, nếu luyện tập lâu dài tình trạng chấn thương sẽ rất dễ xảy ra. Ngược lại nếu bạn đạp xe trọng lượng cơ thể sẽ đặt lên các cơ đùi trước và sau, điều này sẽ làm giảm áp lực lên các khớp gối và khớp cổ chân.

1.3. Giúp phổi khỏe mạnh

Sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà giúp bạn hạn chế tiếp xúc làng khói bụi ô nhiễm của xe cộ và không khí. Bên cạnh đó đạp xe trong nhà còn giúp bạn lưu thông máu huyết, giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi và giúp phổi khỏe mạnh hơn.

1.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi đạp xe thường xuyên với mức độ phù hợp sẽ giúp bão hòa oxy trong máu, làm giảm các triệu chứng giảm tĩnh mạch. Ngoài ra, đạp xe còn giúp tăng sức mạnh cho cơ tim làm cho nhịp tim ổn định hơn, giảm được các bệnh về huyết áp tim mạch.

1.5. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Đạp xe cũng là một quá trình vận động, khi bạn tập luyện với thiết bị đạp xe trong nhà càng nhiều thì cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều hormone Endorphin. Loại hormone này có tác dụng giúp cho bạn giải tỏa căng thẳng và tập trung trí não hơn.

1.6. Chủ động về mặt thời gian và địa điểm

Khi sở hữu thiết bị đạp xe trong nhà, bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào có thời gian rảnh mà không cần phải đi đến phòng tập. Điều này sẽ giúp có một thời gian biểu hợp lý hơn, giảm bớt chi phí đi lại cũng như tránh được tình trạng kẹt xe và vấn đề thời tiết bất thường.

2. Sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà đúng cách để đạt hiệu quả cao

2.1. Tư thế chuẩn khi đạp xe

Tư thế đạp xe rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới thời gian luyện tập của bạn. Nếu bạn có những tư thế khi sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà như: hai chân khuỳnh rộng, vẹo lưng, cúi đầu… Thì đây là những tư thế sai sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương và mau mệt mỏi. 

Khi đạp xe bạn nên áp dụng đúng tư thế như: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, tay hơi cong trong lúc đạp xe tránh tình trạng căn cơ và mỏi. Bạn hãy dùng cách hít thở bằng mũi và thở ra bằng miệng nhịp nhàng. Bạn cần đặt đùi của một trong hai chân song song với mặt đất sao cho góc giữa đùi và ống chân tạo thành một góc 90 độ, luân phiên thực hiện tương tự giữa hai chân.

thiết bị đạp xe trong nhà

Tư thế chuẩn khi sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà

2.2. Động tác đạp xe

Động tác đạp xe là một trong những cách đạp xe đạp đúng cách mà nhiều người cần chú ý. Nhiều người cho rằng đạp xe rất đơn giản chỉ cần hai chân đạp xuống dưới pedal, bánh xe quay vòng thì đạp. Tuy nhiên động tác đạp xe chính xác bao gồm: đạp, kéo, nâng, đẩy. 

Khi chân đạp xuống dưới pedal, bàn chân co lại kéo lên rồi nâng bàn đạp, cuối cùng là đẩy xuống. Khi bạn hoàn tất các động tác đó thì mới hoàn thành một nhịp đạp xe. Với nhịp điệu nhẹ nhàng như vậy không chỉ tiết kiệm được sức lực mà còn đẩy nhanh được tốc độ.

2.3. Đạp xe kết hợp với luyện nhịp thở

Bạn nên đạp xe với vận tốc trung bình trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lên để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạp xe bạn nên kết hợp với hít thở sâu đều đặn để điều hòa nhịp thở. Điều này không chỉ tăng hiệu quả luyện tập mà còn rất có ích trong việc cải thiện quá trình hô hấp, giúp cho bạn có một lá phổi khỏe mạnh hơn.

3. Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà 

3.1. Chọn loại xe phù hợp

Có hai loại thiết bị xe đạp tập trong nhà là máy đạp xe tư thế nằm nghiêng và máy đạp xe tư thế thẳng đứng. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân:

  • Máy đạp xe tại nhà tư thế thẳng đứng thích hợp với người trẻ tuổi, muốn luyện tập sức khỏe và cơ bắp.

thiết bị đạp xe trong nhà

Máy đạp xe thẳng đứng

  • Máy đạp xe tư thế nằm nghiêng có lưng tựa phù hợp cho những người lớn tuổi, mắc các bệnh về xương khớp.

3.2. Khởi động trước khi luyện tập

Việc khởi động 5-10 phút để làm nóng cơ thể trước khi vận động là điều hết sức quan trọng. Vì việc làm giãn các cơ trong cơ thể sẽ giúp cho bạn có độ bền hơn khi vận động trong khoảng thời gian dài.

3.3. Độ cao yên xe và tay lái nên được điều chỉnh cho phù hợp

Khi bạn ngồi lên xe đạp thì chân phải thẳng với bàn chân nằm ngang đang ở điểm thấp nhất của vòng quay bàn đạp. Bạn nên chú ý không nên để chân ở vị trí phải vươn tới bàn đạp, vì như vậy đầu gối sẽ được co duỗi hợp lý, tạo độ nhịp nhàng cho từng vòng quay. Bên cạnh đó bạn cũng nên điều chỉnh tay lái cho phù hợp, không nên nghiêng về phía trước và có một tư thế thoải mái khi tập để đạt hiệu quả cao.

thiết bị đạp xe trong nhà

Điều chỉnh yên xe và tay lái phù hợp

3.4. Bổ sung nước sau khi tập

Sau khi đạp xe bạn cần uống nhiều nước tránh tình trạng mất nhiều nước, cơ thể sẽ không cân bằng được quá trình trao đổi chất. Kèm theo đó bạn cũng cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe để cung cấp đủ năng lượng cho những buổi tập luyện tiếp theo.

Trong quá trình tập luyện với thiết bị đạp xe trong nhà, bạn cũng có thể nghe nhạc hoặc xem tivi để không cảm thấy nhàm chán.

Trên đây là những thông tin về cách sử dụng thiết bị đạp xe trong nhà đúng cách và những lợi ích của nó. Đạp xe đúng cách và đúng tư thế sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi tập luyện và tránh được những rủi ro chấn thương không mong muốn. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích, hãy chọn một sản phẩm thật sự phù hợp với bản thân mình bạn nhé!