Tác dụng ngâm chân với gừng và muối là điều mà nhiều người sẽ khá quan tâm. Ngâm chân từ lâu đã nổi tiếng là phương pháp trị nhiều căn bệnh khác nhau. Nhưng ngâm chân với gừng và muối có tác dụng gì thì lại không ít người biết đến.

Nước muối và gừng đều có khả năng sẽ giúp làm dịu cơn đau cũng như phòng chống nhiều căn bệnh khác nhau. Tác dụng ngâm chân với gừng và muối trước khi đi ngủ cũng được khá nhiều người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của ngâm chân với gừng và muối. Bên cạnh đó cũng giúp bạn biết thêm về một số đối tượng nào không nên ngâm.

1. Tác dụng ngâm chân với gừng và muối

1.1. Trị phong thấp

Tác dụng ngâm chân nước muối gừng

Gừng vốn có tính hàn và khử phong vô cùng tốt. Với những ai bị phong thấp, nếu được hãy cố gắng duy trì thói quen ngâm chân 30 phút mỗi tối với nước gừng. Đây là một cách sẽ giúp cho tình trạng bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng hơn. Ngâm chân với gùng còn là cách trị mồ hôi chân dẫn đến tình trạng hôi chân hiệu quả.

1.2. Giảm tình trạng lạnh tay chân

Nhờ vào tính khử phong mà gừng đã được nhiều người biết đến như một loại thuốc giúp làm ấm. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc tăng cường tuần hoàn máu. Với một số người, cơ thể họ sẽ không đủ cung cấp máu đến các cơ quan. Từ đó lâu dần xuất hiện nên chứng lạnh tay chân hay những cơ quan không được máu cung cấp. Việc ngâm chân bằng gừng muối sẽ giúp cải thiện được tình trạng này hiệu quả hơn.

1.3. Tác dụng của ngâm chân với gừng và muối trong giấc ngủ

Có thể bạn không biết nhưng việc ngâm chân với gừng và muối sẽ rất tốt cho việc kích thích huyệt vị. Bên cạnh đó cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình trao đổi chất cho cơ thể được tăng cường hơn. Điều này đã khiến cho cơ thể được giảm bớt căng thẳng và cơ thể dễ ngủ hơn.

1.4. Tác dụng ngâm chân với gừng và muối giúp dưỡng thận

Như bạn đã biết, ngâm chân với nước muối gừng sẽ giúp cho cơ thể được tăng cường trao đổi chất. Nếu biết cách kết hợp với các món ăn bổ thận sẽ giúp hiệu quả dưỡng thận càng tốt hơn.

1.5. Làm chậm quá trình lão hóa

Khi thận bị suy yếu công năng, cơ thể sẽ nhanh chóng bị lão hoá nhanh hơn. Trong khi đó, việc ngâm chân bằng nước gừng sẽ giúp dưỡng thận cũng như cải thiện khí huyết hiệu quả hơn. Quá trình lão hoá cũng vì vậy sẽ diễn ra chậm hơn và giúp tuổi thọ được kéo dài hơn.

2. Cách ngâm chân nước nóng với gừng

2.1. Nguyên liệu

  • Nước sạch 1,5 lít
  • Gừng già tươi 1 củ
  • Muốt hạt 20 gram

2.2. Thực hiện

  • Đầu tiên bạn đun sôi nước lên. Cho gừng đã được đập nát vào trong. Sau đó hòa tan cùng muối hạt trong khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước đến mức vừa phải là được.
  • Bên cạnh cách làm trên thì bạn cũng có thể đun sôi nước rồi bỏ gừng và muối vào đun. Đợi đến khi nào nước đã được giảm nhiệt thì tiến hành ngâm chân. Khi ngâm chân, hãy kết hợp massage chân để giúp quá trình kích thích được diễn ra hiệu quả hơn.
tác dụng ngâm chân với gừng và muối

Tác dụng ngâm chân với gừng và muối và massage khi ngâm

3. Lưu ý khi ngâm chân bằng nước muối gừng

  • Nếu nhiệt độ nước quá nóng, khi ngâm bạn sẽ bị sưng lên, tấy đỏ. Nặng hơn có thể sẽ bị bỏng. Do đó, nhiệt độ nước ngâm chân tốt nhất không nên quá 40 độ C. Sau khi tiến hành ngâm khoảng 10 phút, khi thấy nước đã nguội thì có thể thêm nước nóng để ổn định nhiệt độ nước.
  • Ai có bệnh về tim mạch, huyết áp thì không nên ngâm nước quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
  • Nước trong chậu phải ngập qua mắt cá chân. Nếu ngâm trong thùng cao thì tốt nhất nên ngâm tới bắp chân. Điều này sẽ giúp lưu thông khí huyết được tốt nhất.
  • Hãy đảm bảo chỗ ngâm của bạn không quá chật chội và thoải mái.
  • 9 giờ tối là thời điểm thận yếu nhất trong ngày, vì thế nên ngâm chân vào thời gian này. Việc ngâm chân sẽ giúp nhiệt độ cơ thể được tăng lên và khí huyết lưu thông tốt hơn.

Giải đáp nhanh: Tại sao da tay bị nhăn khi gặp nước?

4. Những người không nên ngâm chân?

Tác dụng ngâm chân với gừng và muối rất tốt, tuy nhiên với một số người lại cần chống chỉ định ngâm chân:

  • Trẻ em là đối tượng đầu tiên không nên ngâm chân. Bởi vì nhiệt độ quá nóng sẽ có thể khiến dây chằng ở chân trở nên bị lỏng lẻo hơn hẳn. Đây là điều không có lợi cho việc phát triển chân. Một số trường hợp nặng hơn còn khiến cho cột sống trở nên biến dạng.
  • Những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng cũng như tắc nghẽn động mạch cũng không nên ngâm. Bởi vì ngâm chân trong nước nóng lâu ngày sẽ dần khiến cho chân bị hoại tử.
  • Đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch cũng nên hạn chế ngâm chân. Nếu muốn chỉ nên ngâm với nhiệt độ dưới 40 độ C là phù hợp nhất.
  • Lớp da chân của những người bị tiểu đường sẽ khá mỏng. Phần dây thần kinh và bàn chân vì vậy mà sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Ngoài ra, nếu chân bị tình trạng mụn nước nhỏ, không xử lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng và viêm loét.
tác dụng ngâm chân với gừng và muối

Những ai không nên ngâm chân?

Vậy bạn đã biết được tác dụng ngâm chân với gừng và muối rồi đúng không? Bên cạnh ngâm chân bằng nước muối gừng chúng ta vẫn còn rất nhiều cách khác nhau. Hy vọng thông qua các tác dụng của việc ngâm chân với muối và gừng, bạn sẽ có được cách ngâm chân phù hợp để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *