RPM là gì? Chỉ số RPM có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, đặc biệt là trong bộ môn thể thao đạp xe? Hãy cùng XedaptapELIP tìm hiểu về RPM, từ định nghĩa, cách tính cũng như ứng dụng của chỉ số này trong bài viết sau đây.

Nếu bạn là một người yêu thích và đam mê thể thao, đặc biệt là với bộ môn đạp xe đạp thì chắc hẳn đã đôi lần bạn nghe thấy thuật ngữ RPM. Vậy thực tế thì RPM là gì? Còn chi tiết ứng dụng PRM như thế nào trong cuộc sống. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có được câu trả lời cho riêng mình.

RPM là có nghĩa gì?

RPM là số vòng quay mỗi phút

1. RPM là gì?

Tốc độ di chuyển của một cơ thể là một trong những thông số cơ bản nhất trong vật lý học. Đối với chuyển động thẳng, tốc độ được định nghĩa là quãng đường đi được chia cho thời gian thực hiện quãng đường đó. Còn đối với các cơ quan quay, chẳng hạn như bánh xe, sử dụng một số lượng khác để xác định tốc độ quay. Đó là chính là chỉ số RPM.

RPM là viết tắt của cụm từ Revolutions per minute trong tiếng Anh. Và dịch sang tiếng Việt thì RPM có nghĩa là số số vòng quay được thực hiện trong một phút. RPM vốn dĩ là một đại lượng vật lý, có thể hiểu đơn giản RPM là chỉ số đo vận tốc, giúp xác định số vòng quay của một vật trong thời gian nhất định.

RPM được ký hiệu là n. Đơn vị tính của RPM là vòng/phút.

RPM là gì?

RPM là chỉ số chỉ vận tốc quay của một vật chuyển động tròn bất kỳ

2. Ứng dụng của RPM là gì trong cuộc sống?

Sau khái niệm RPM là gì thì chắc hẳn các bạn cũng đã một phần nào hình dung được RPM sẽ được ứng dụng thực tiễn như thế nào.

RPM được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, thiên văn học, thể dục thể thao,… Sau đây là một số ví dụ sử dụng RPM phổ biến như sau:

2.1. RPM của ổ cứng máy tính

Để xác định thời gian truy cập trên ổ cứng máy tính người ta sử dụng RPM. RPM là chỉ số đo vận tốc quay của một ổ cứng. Nếu RPM càng cao thì dữ liệu truy cập sẽ càng nhanh.

Ví dụ: Ta có 2 ổ cứng, 1 ổ cứng có 6200 RPM và một ổ cứng có 8400 RPM. Điều này có nghĩa là ổ cứng 8400 RPM sẽ có khả năng truy cập nhanh hơn ở cứng còn lại và do đó, nó chất lượng hơn.

2.2. RPM của quạt

Đối với quạt máy tính hoặc quạt tản nhiệt quay, RPM cũng có thể đề cập đến sống vòng quay mỗi phút. Khi tốc độ RPM càng cao, quạt di chuyển nhiều không khí hơn hoặc loại bỏ nhiều nhiệt hơn từ máy tính hoặc bô xử lý.

2.3. RPM của ô tô

Nếu bạn là một trong những người yêu thích xe hơi, không biết bạn đã biết RPM là gì? Trong các thuật ngữ liên quan tới lĩnh vực ô tô, thì chỉ số RPM là số lần trục khuỷu của động cơ quay hoàn toàn trong một phút. Và cùng với nó, là số lần mỗi pít-tông đi lên và xuống bao nhiêu lần trong xi lanh của nó.

RPM là gì?

Trong ô tô – RPM là một máy đo tốc độ

3. RPM là gì trong bộ môn thể thao đạp xe đạp?

3.1. Định nghĩa

Ngoài được sử dụng trong ô tô thì một phương tiện giao thông khác cũng thường sử dụng chỉ số RPM. Đó chính là bộ môn đạp xe. Trong môn đạp xe đạp thì RPM là đơn vị tính trong một phút số lần đạp quanh vòng quay pedal xe đạp là bao nhiêu.

Ví dụ:

  • Trong một phút, 1 người đạp xe có RPM là 150 thì có nghĩ là người đó đạp được 150 vòng đạp xe trong một phút.
  • Trong một phút, 1 người đạp xe có RPM là 100 thì điều đó có nghĩa là họ đã đạp được 100 vòng đạp xe trong một phút.

Tuy nhiên, chỉ so sánh 2 chỉ số RPM của 2 người thì không thể xác định được người nào đạp xe nhanh hơn. Vì tùy thuộc vào đường kính bánh xe của xe đạp sẽ ảnh hưởng tới số vòng đạp khác nhau. Do đó, để so sánh chỉ số RPM thì 2 người đó cần phải đạp cùng một loại xe đạp.

RPM là số chỉ số vòng đạp xe trong một phút

RPM là số chỉ số vòng đạp xe trong một phút

3.2. Nên đạp xe với chỉ số RPM như thế nào là hợp lý?

Theo ý kiến của huấn luyện viên thể thao xe đạp tập thể dục, không có một con số RPM chính xác nào là phù hợp cho tất cả mọi người. Bởi vì chỉ số RPM phụ thuộc vào mục đích đạp xe cũng như mức độ thể chất của từng cá nhân, cơ thể khác nhau. Vậy ý nghĩa của các mức RPM là gì. Tham khảo:

Trường hợp bạn nên lựa chọn RPM cao:

  • RPM cao phù hợp cho người muốn tăng cường sức mạnh và cơ bắp chân.
  • RPM cao phù hợp khi đạp xe trong điều kiện địa hình thay đổi liên tục.

Trường hợp bạn nên lựa chọn RPM thấp:

  • Chỉ số này thấp phù hợp cho người sức khỏe yếu, người già. Hay những người gặp vấn đề về khớp như viêm khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp. Điều này giúp bạn tránh gây những tổn thương ngoài ý muốn, đặc biệt là cho xương, khớp gối. Bạn nên đạp xe nhẹ nhàng để tăng tính linh hoạt cho khớp, tăng nhịp tim, tăng cường sức khỏe tổng thể thay vì cố gắng đạp xe quá nhanh.
  • Đạp xe trên con đường bằng phẳng, không gồ ghề và đạp xe đường trường trong thời gian dài thì cũng nên chọn chỉ số RPM thấp.
số RPM là gì?

RPM cao hoặc thấp sẽ mang lại kết quả tập luyện khác nhau

Tìm hiểu:

  1. Cách làm tinh dầu từ vỏ quýt và hướng dẫn sử dụng an toàn
  2. Microbiome là gì? Microbiome có ảnh hưởng gì đến con người?

4. Cách tính chỉ số RPM là gì?

Có tổng cộng 5 cách để tính chỉ số RPM là gì, theo dõi những cách sau đây và áp dụng tùy theo từng tình hướng sao cho phù hợp nhất.

4.1. Đếm số vòng quay mỗi phút trực tiếp

  • Cách 1: Đây là cách đơn giản nhất, trong vòng 60 giây, bạn hãy đếm trực tiếp số vòng đạp quanh pedal. Bạn cần lưu ý đường đạp của bạn phải thẳng, không quanh co, không gồ ghề và vòng quèo.Chỉ số RPM của bạn chính là chỉ số vòng quay.
  • Cách 2: Nếu bạn cảm thấy mất thời gian và tốn nhiều công sức trong việc đếm số vòng đạp trong vòng một phút. Elipsport mách cho bạn một mẹo nhỏ, cực kỳ hay đó chính là bạn chỉ cần đếm số vòng đạp quanh pedal trong vòng 15 giây, sau đó bạn đem nhân với 4 thì sẽ ra được chỉ số RPM của bản thân trong một phút.

4.2. Sử dụng thiết bị điện tử đếm số vòng quay 

  • Cách 3: Để việc tính toán chuyên nghiệp hơn, các bạn có thể sử dụng máy đo vòng tua chân mà bạn có thể mau tại các cửa hàng bán thiết bị đạp xe chuyên nghiệp. Nhờ đó, bạn có được số liệu RPM chính xác cho chính mình.
  • Cách 4: Sử dụng xe đạp tập của thương hiệu Elipsport, có bảng điều khiển thông minh, có hiển thị các chỉ số như quãng đường, thời gian, lượng calo, cảm biến nhịp tim,… trong suốt quá trình tập luyện, như vậy bạn có thể dễ dàng tính toán ra chỉ số RPM (được chia sẻ ở mục 4.3 sau đây). Nhờ vậy mà bạn kiểm soát kết quả tập luyện của bản thân hiệu quả, phù hợp với mục đích luyện tập.

Với các sản phẩm xe đạp tập tại nhà có chất lượng tuyệt vời, nhiều mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, nhiều kích thước khác nhau dễ dàng chọn lựa, Elipsport hứa hẹn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng và thích thú. Không những vậy, các sản phẩm còn có nút kháng lực, để bạn thay đổi cường độ đạp xe từ nhẹ tới nặng, phù hợp cho những mục đích luyện tập khác nhau.

RPM nghĩa là gì?

Elipsport – Thương hiệu xe đạp tập số 1 Việt Nam

4.3. Tính RPM dựa trên vận tốc đường thẳng

Để thực hiện cách này, đầu tiên, bạn viết ra tốc độ tuyến tính theo đơn vị dặm / giờ. Ví dụ này sẽ sử dụng một chiếc ô tô di chuyển với tốc độ 70 dặm một giờ.

Chuyển đổi dặm trên giờ sang mét trên phút. Để làm điều này, hãy nhân số dặm một giờ với 1609. Theo ví dụ, 70 dặm một giờ bằng:

70 x 1.609 = 112.630 mét mỗi giờ.

Tiếp theo, chuyển đổi con số này thành mét trên phút. Vì có 60 phút trong một giờ, hãy chia số mét trên giờ cho 60:

112,630/60 = 1,877 mét mỗi phút.

Tính chu vi của bánh xe. Sử dụng công thức: c = 2_pi_r, trong đó c là chu vi, r là bán kính và pi có thể được tính gần đúng bằng 3,14. Theo ví dụ sau, nếu bánh xe ô tô có bán kính 0,3 mét, thì chu vi bằng:

0,3 x 3,14 x 2 = 1,89 mét.

Tính tốc độ vòng quay của bánh xe trong phút bằng công thức:

Số vòng quay trên phút = tốc độ tính bằng mét trên phút / chu vi tính bằng mét.

Theo ví dụ sau, số vòng quay mỗi phút hay RPM bằng: 1.877 / 1.89 = 993 vòng mỗi phút.

Sử dụng máy tính để tính RPM

Sử dụng máy tính để tính RPM

4.4. Cách chuyển đổi RPM sang MPH

RPM, hay số vòng quay trên phút, đo tốc độ quay của một vật thể. Nếu bạn muốn chuyển đổi tốc độ quay sang tốc độ tuyến tính, chẳng hạn như đơn vị dặm một giờ – MPH thì có thể áp dụng công thức sau đây.

Trước hết, bạn cần biết đường kính của vòng tròn mà vật thể quay mà bạn đang tính vận tốc. Đường kính càng lớn, chu vi càng lớn, nghĩa là khoảng cách bao phủ càng dài. Khi chuyển đổi, bạn cần đảm bảo rằng bạn chuyển đổi các đơn vị đúng cách, điều này sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng máy tính.

Đầu tiên, nhập đường kính theo đơn vị feet và nhân nó với số pi, khoảng 3,14. Ví dụ, nếu đường kính của lốp xe là hai feet, thì chu vi là 6,28 feet: 2 x 3,14 = 6,28 feet.

Tiếp đến, bạn chuyển đổi RPM sang MPH bằng cách nhân giá trị này với tốc độ quay.

Ví dụ: nếu tốc độ quay là 100 vòng / phút, hãy nhập “× 100.” Bạn sẽ có kết quả là giá trị cho feet đi được mỗi giờ dựa trên tốc độ quay và chu vi của bánh xe.

Nhân con số này với 60 để chuyển nó từ feet trên phút sang feet trên giờ.

Chia số này cho 5.280, chuyển đổi feet trên giờ thành dặm trên giờ. Đẩy dấu bằng để xem tốc độ tính bằng mph. Trong ví dụ này, khi bạn nhấn dấu bằng, máy tính của bạn sẽ hiển thị 7,14 dặm một giờ.

RPM và MPH

RPM và MPH là 2 chỉ số đo vận tốc phổ biến nhất

Hy vọng những chia sẻ tất tần tật thông tin trên đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc RPM là gì? và trong một số lĩnh vực cụ thể như đã kể trên thì chỉ số RPM được vận dụng như thế nào. Lưu bài viết này lại, và chắc chắn các bạn sẽ không còn cảm thấy hoang mang khi bắt gặp chỉ số này ở đâu đó nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *