Mọc lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

mọc lẹo ở mắt

Mọc lẹo là căn bệnh không quá hiếm xuất hiện ở mắt. Mọc lẹo ở mắt do nguyên nhân gì và cách điều trị như thế nào? Bạn hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này để có cách xử lý hiệu quả và nhanh chóng.

Lẹo mắt (hordeolum) là một căn bệnh viêm cấp tính do mi mắt bị nhiễm trùng. Bệnh có thể được gây ra do các tụ cầu khuẩn. Khi bị mọc lẹo, mi mắt của bạn sẽ bị ngứa, sưng đỏ và đau nhức. Ở chỗ sưng đau sẽ hình thành khối mủ màu đỏ trông như u nhỏ hay mụn nhọt. Sau khi vỡ mủ, mụt lẹo sẽ xẹp như về sau, nó có thể tái xuất hiện ở nơi khác trên mắt. Trang bị kiến thức khi bị mọc lẹo ở mắt sẽ giúp bạn có cách xử lý đúng.

Contents

1. Nguyên nhân và triệu chứng mọc lẹo ở mắt

mọc lẹo ở mắt

Mọc lẹo ở mắt là bệnh do mắt bị nhiễm trùng

Khi mụt lẹo nổi nốt lớn khiến mí mắt bị sưng, người ta thường tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục chính xác. Theo các bác sĩ nhãn khoa, nếu các tuyến quanh mí mắt tiết ra lượng dầu quá nhiều thì tuyến dầu sẽ bị tắc nghẽn, dầu tích tụ gây viêm nhiễm và tạo thành khối u nhỏ. Các bác sĩ thường không tìm được chính xác nguyên nhân mắt bị lẹo vì tính chất của mỗi cơ địa là khác nhau hoặc do mắc bệnh viêm mí mắt. Đôi khi, lẹo mắt có thể bị cùng lúc với chắp mắt.

Một số nguyên nhân khiến mắt bị lẹo bao gồm:

  • Thay kính áp tròng với tay không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Không khử trùng kính áp tròng trước khi đeo vào mắt.
  • Để các sản phẩm trang điểm mắt qua đêm.
  • Dùng mỹ phẩm cũ hoặc mỹ phẩm hết hạn sử dụng.
  • Có tiền sử bị viêm mí mắt hoặc bị bệnh viêm mí mắt mãn tính.

Các triệu chứng khi mắt bị mọc lẹo bao gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng
  • Mí mắt tấy đỏ, sưng đau, đôi khi mắt bị sưng hoàn toàn
  • Và một số dấu hiệu khác không được đề cập.

Tìm hiểu:

Cách cầm máu khi đứt tay đơn giản, hiệu quả cao

2. Mọc lẹo ở mắt phải làm sao?

Biết được nguyên nhân mắt bị lẹo và các nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp bạn hạn chế được khả năng tái phát bệnh. Vậy cách chữa mọc lẹo ở mắt như thế nào?

mọc lẹo ở mắt

Không nên nặn mụt lẹo ở mắt

Trong thời gian đầu, bạn hãy sử dụng túi chườm ấm đặt lên mắt từ 10 đến 15 phút vài lần trong ngày. Biện pháp này sẽ giúp lỗ chân lông bị nghẽn ở mí mắt được giãn nở, mắt đỡ đỏ và sưng.

Các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng sinh nếu lẹo bị nhiễm trùng. Dạng thuốc kháng sinh thường được sử dụng sẽ là thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt đặc trị. Đôi lúc, thuốc giảm đau không kê toa sẽ giúp giảm sự khó chịu ở mắt. Trong một số trường hợp lẹo mắt không thuyên giảm, bác sĩ sẽ rạch ở vùng bị sưng một đường nhỏ để mủ chảy ra ngoài.

Trong quá trình áp dụng các cách trị mọc lẹo ở mắt, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn lẹo, nhất là đối với vết thương mưng mủ. Việc nặn lẹo sẽ khiến cho mắt lâu khỏi và có nguy cơ vết thương sẽ bị nhiễm trùng, lây lan sang vùng da khác. Điều bạn cần làm là để nguyên vùng bị viêm bà nó sẽ tự khắc tiêu biến, dần lành lặn sau vài ngày hoặc vài tuần.

3. Bị mọc lẹo ở mắt kiêng ăn gì?

Khi bị nổi mụt lẹo ở mắt, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Thức ăn cay nóng, có tính nhiệt sẽ làm gia tăng sự viêm sưng trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có khả năng bị nóng trong khi đang dùng thuốc điều trị bệnh. Một số loại trái cây mà bạn không nên ăn là nhãn, xoài, ổi, vải, đồ ăn cay nóng, thức ăn có nhiều hành, ớt, tiêu…
  • Không nên ăn thịt dê hay hải sản.
  • Thức ăn hoặc đồ uống có chứa nhiều đường sẽ làm hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, khiến vết thương lâu lành hơn. Bạn cũng cần kiểm soát việc tiêu thụ các loại bánh kẹo chứa nhiều đường, nước ngọt có gas.
  • Những món ăn có chứa nhiều chất nitrat như hotdog, thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp. Những loại thức ăn này sẽ làm cản trở máu lưu thông ở mắt, gia tăng các cục máu đông trong cơ thể, làm tăng sự viêm nhiễm.

mọc lẹo ở mắt

Bạn nên bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin E khi mắt bị lẹo

Xem thêm:

  1. Bị ngứa vùng da quanh mắt nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
  2. Water fasting là gì? Giảm cân với phương pháp này tốt không?

Khi mắt bị nổi lẹo, bạn cần chú ý bổ sung:

  • Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm để đẩy nhanh quá trình hồi phục, chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Ăn nhiều ớt chuông, cam, bưởi, quýt, việt quất, dâu…
  • Bí đỏ, cà rốt, mồng tơi, rau ngót, cải bó xôi…
  • Thức ăn có chứa nhiều chất kẽm như chuối, nấm, gan…
  • Thức ăn chứa thành phần nhiều vitamin E như cà rốt, cà chua, hạt bí, đu đủ, bơ, hạt hạnh nhân…
  • Ăn nhiều loại hạt như hạt chia, hạt sen, đậu xanh hoặc đậu phụ, khổ qua để làm mát cơ thể, tránh bị sưng viêm.

Lẹo mắt chỉ là một căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết nguyên nhân và cách điều trị nếu chẳng may mọc lẹo ở mắt. Ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng, bạn hãy nhanh chóng chữa trị để tránh làm bệnh càng thêm nghiêm trọng, gây ra hệ lụy không đáng có.

Nguồn: Xe đạp tập Elip